Bài 20. Mạch dao động

Chia sẻ bởi Bùi văn Vân | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Mạch dao động thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 4
DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ
MẠCH DAO ĐỘNG LC
(trang 104-107 SGK)
MẠCH DAO ĐỘNG LC
(Phần tóm tắt trang 107 SGK)
LỊCH SỬ
MẠCH DAO ĐỘNG
 
 
MẠCH DAO ĐỘNG
MẠCH DAO ĐỘNG
MẠCH DAO ĐỘNG
 
 
 
 
Biểu thức q(t) ; u(t) ; i(t) trong mạch dao động
MẠCH DAO ĐỘNG
 
Câu 1

Chu kì dao động riêng của mạch dao động LC
A. là chu kì biến thiên của năng lượng điện từ trong mạch.
B. là chu kì biến thiên của điện tích trên một bản tụ điện.
C. tỉ lệ thuận với tích số LC.
D. tỉ lệ nghịch với căn bậc hai của tích số LC.
Câu 2
Trong mạch dao động LC, đại lượng biến thiên lệch pha /2 so với điện tích trên một bản tụ là
A. cường độ dòng điện trong mạch.
B. hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.
C. năng lượng điện từ trường của mạch.
D. năng lượng điện trường trong tụ điện.
 
Câu 4
Trong mạch dao đông có dao động điện từ tự do với chu kì T. Lúc t = 0 hiệu điện giữa hai bản tụ bằng không. Ở thời điểm
t = 0,75 T đại lượng nhận giá trị bằng 0 là
A. năng lượng từ trường của cuộn cảm.
B. năng lượng điện trường của tụ điện.
C. hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
D. hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây.
 
Câu 6
Một mạch dao động LC có tần số riêng là 90kHz. Nếu tăng điện dung của tụ điện trong mạch lên 4,5 lần và giảm độ tự cảm của cuộn cảm thuần trong mạch 2 lần thì tần số trong mạch là
A. 40 kHz.
B. 135 kHz.
C. 60 kHz.
D. 45 kHz.
 
Câu 7
Nếu điện dung của tụ điện trong mạch dao động giảm 2 lần thì chu kì dao động riêng của mạch
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. giảm 2 lần.
D. tăng 2 lần.
Câu 8
Một mạch dao động gồm tụ điện mắc với cuộn dây có lõi sắt. Nếu rút lõi sắt ra khỏi cuộn dây để độ tự cảm L của cuộn dây giảm đi thì chu kì dao động riêng của mạch
A. không đổi.
B. giảm.
C. tăng.
D. không xác định
Câu 9
Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 16 pF mắc với một cuộn cảm thuần. Biết hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện có biểu thức u = 3cos(5.107t) với u đo bằng V và t đo bằng s. Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với dao động điện từ trong mạch này?

A. Lúc t = 0, hiệu điện thế giữa hai bản tụ có độ lớn cực đại.
B. Lúc t = 0, cường độ dòng điện trong mạch bằng 0.
C. Điện tích cực đại trên bản tụ là 4,8.10-11 C.
D. Độ tự cảm của cuộn cảm là L = 5 mH.
Câu 9
 
t = 0 =>u = 3cos0 = 3 :A đúng
i = 0 (i vuông pha voi u)
B đúng
Q = Cu =16 . 3 = 48 pC => C đúng
CHỌN D
Câu 10
Trong mạch dao động điện từ, các đại lượng dao động điều hòa cùng pha với nhau là
A. điện tích của một bản tụ và hiệu điện thế giữa bản tụ đó với bản tụ còn lại.
B. cường độ dòng điện trong mạch và điện tích của bản tụ.
C. năng lượng điện trường trong tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch.
D. năng lượng từ trường của cuộn cảm và năng lượng điện trường trong tụ điện.
Câu 11
Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung
C = 125 nF và một cuộn dây có độ tự cảm
L = 5 mH. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 60mA. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là
A. Uo = 12V.
B. Uo = 60V.
C. Uo = 2,4V.
D. Uo = 0,96V.
Câu 12
Trong mạch dao động LC điện tích cực đại giữa hai bản tụ điện là Qo. Cường độ dòng điện cực đại là Io. Tần số dao động điện từ tự do trong mạch là
A.

B. .

C. .

D. .
Câu 13

 
 
Câu 14
Một mạch dao động LC có tần số riêng là f1 = 90 kHz nếu dùng tụ điện C1 và có tần số f2 = 120kHz nếu dùng tụ điện có điện dung C = C1 + C2 thì tần số dao động riêng là
A. 210 kHz.
B. 72 kHz.
C. 30 kHz.
D. 105 kHz.
 
Câu 15
Trong mạch dao động gồm tụ điện mắc vói cuộn cảm thuần đang có dao động điện tù tự do. Sau 1/8 chu kì kể từ khi tụ điện bắt đầu phóng điện, năng lượng điện từ của mạch dao động tập trung
A. chỉ ở tụ điện.
B. chỉ ở cuộn cảm.
C. ở cả tụ điện và cuộn cảm.
D. trong không gian xung quanh mạch dao động.
Câu 16
Tìm phát biểu SAI về mạch dao động LC lí tưởng ( không có sự tiêu hao năng lượng).
A. Tại mọi thời điểm, tổng của năng lượng từ trường và năng lượng điện trường là đại lượng không đổi.
B. Tần số dao động riêng của mạch chỉ phụ thuộc đặc tính riêng của mạch.
C. Năng lượng điện từ toàn phần gồm năng lượng điện trường ở tụ điện và năng lượng từ trường ở cuộn cảm.
D. trong mỗi dao động riêng chỉ có một thời điểm năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường.
Câu 17
Tìm phát biểu sai về năng lượng điện từ trong mạch dao động LC.
A. Năng lượng điện trường tập trung giữa hai bản tụ điện.
B. Năng lượng từ trường tập trung bên trong cuộn cảm.
C. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên đồng pha.
D. Năng lượng điện trường và từ trường đều biến thiên tuần hoàn.
Câu 18
Trong mạch dao động LC, khi cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây bằng không thì
A. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường của mạch đều đạt cực đại.
B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường của mạch đều đạt cực tiểu.
C. năng lượng điện trường của mạch đạt cực đại còn năng lượng từ trường bằng không.
D. năng lượng từ trường của mạch đạt cực đại còn năng lượng điện trường bằng không.
Câu 19
Nguyên nhân nào nêu dưới đây KHÔNG làm tắt dần dao động điện từ trong một mạch dao động?
A. Năng lượng điện trường chuyển hóa thành năng lượng từ trường và ngược lại.
B. Lớp điện môi giữa hai bản tụ điện không hoàn toàn cách điện.
C. Dây dẫn trong mạch có điện trở đáng kể.
D. Mạch dao động bức xạ sóng điện từ ra không gian xung quanh.
Câu 20
Dao động điện từ duy trì KHÔNG có tính chất nào dưới đây?
A. Không tắt dần.
B. Có biên độ không thay đổi theo thời gian.
C. Có chu kì dao động thay đổi theo nguồn năng lượng cung cấp bổ sung cho hệ.
D. Có tần số dao động chỉ phụ thuộc đặc tính của hệ.
ĐỀ THI TN THPT 2017
 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi văn Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)