Bài 20. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Chia sẻ bởi Khai Hoan | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

I/ LỚP VỎ ĐỊA LÝ ( lớp vỏ cảnh quan ):
_ Là lớp vỏ của trái đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác đông lẫn nhau
_ Chiều dày khoảng 30 ? 35 km
_ Hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lý đều do các quy luật tự nhiên chi phối.
_ Đầm lầy là vùng có địa hình trũng, nông, nước ngập hầu như quanh năm, thực vật chỉ có các loài ưa nước như sậy, súng, rong rêu… còn động vật có tôm, cá, nhuyễn thể…
_ Theo thời gian, thực vật trong đầm lầy ngày càng mọc rậm rạp; sau khi chết đi, xác của chúng bị phân huỷ tại chỗ ngày càng nhiều, kết hợp với các vật liệu do nước mưa mang từ các vùng xung quanh đến làm cho đầm lầy bị lấp đầy dần. Khi không còn ngập nước nữa thì đầm lầy trở nên khô cạn. Các động vật sống ở dưới nước và phần lớn các thực vật ưa nước bị chết, đất rắn lại và biến đổi tính chất.
II/ QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ:
1/ Khái niệm :
_ Là quy luật về mối quan hệ lẫn nhau giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lý
_ Nguyên nhân : do các thành phần của lớp vỏ địa lý đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực
các thành phần này gắn bó mật thiết nhau.


2/ Biểu hiện của quy luật :
_ Nếu 1 thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại
+ VD1:

KHÍ HẬU
( lượng mưa )
SÔNG NGÒI (lưu lượng
nước sông, tốc độ dòng chảy )

THỔ NHƯỠNG ( lượng phù
sa )
ĐỊA HÌNH (mức độ xói lở )
VD2 :
KHÍ HẬU
(từ khô hạn sang
ẩm ướt)
SÔNG NGÒI (thay đổi chế độ dòng chảy)
ĐỊA HÌNH (quá trình xói lở, phá hủy đá )
THỰC VẬT (phát triển
mạnh)
THỔ NHƯỠNG (quá trình
hình thành đất nhanh hơn)
VD3 :
THẢM THỰC VẬT
RỪNG (bị phá hủy)
ĐỊA HÌNH (bị xói mòn mạnh)
KHÍ HẬU (bị biến
đổi)
THỔ NHƯỠNG (đất
bị biến đổi)
3/ Ý nghĩa thực tiễn :
_ Hiểu được tính thống nhất, hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý, con người sẽ dự báo trước được sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng và mục đích kinh tế.
Xây dựng đập thủy điện trên các con sông sự thay đổi dòng chảy, chế độ nước sông ảnh hưởng đến địa hình, thảm thực vật và môi trường sinh thái cảnh quan của chúng.
Vì vậy, phải khai thác hợp lý, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

VD:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khai Hoan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)