Bài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

Chia sẻ bởi Chung Trương Quốc Duy | Ngày 28/04/2019 | 147

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

BÀI 20:HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC.
NHÓM 3 THỰC HIỆN
CHÂU QUỐC BẢO
NGUYỄN VĨNH HƯNG
NGUYỄN BÌNH MINH HỒNG
NGUYỄN MINH HOÀNG PHƯƠNG
TRẦN KHÁNH THI
TRỊNH THỊ THU HẰNG
1.Hoạt động kinh tế
Do trồng trọt khó khăn nên hoạt động kinh tế cổ truyền của dân tộc sống trong hoang mạc chủ yếu là chăn nuôi du mục. Họ nuôi dê, cừu lạc đà…và đưa đàn gia súc đi từ nơi này đến nơi khác để tìm nguồn nước, nguồn thức ăn.
Hãy quan sát ảnh dưới đây và cho biết: Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế cổ truyền nào khác?
Quang cảnh ốc đảo
Đoàn lạc đà chở hàng hóa xuyên hoang mạc
Một số dân tộc dùng lạc đà để vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên qua các hoang mạc rộng lớn. Một vài dân tộc khác sống định cư trong các ốc đảo; họ trồng chà là, chanh, cam, lúa mạch, rau đậu…trên những mảnh vườn nhỏ và chăn nuôi dê, cừu…
Quan sát các ảnh dưới đây, phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc.
Khai thác dầu mỏ ở hoang mạc
Hệ thống tưới nước tự động, cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng(Li-bi)
Một khu khai thác dầu mỏ trong hoang mạc Xa-ha-ra(An-giê-ri)
Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, người ta đã phát hiện được các mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm trong lòng đất các hoang mạc. Nhờ đó, con người đã tiến vào khai thác và làm biến đổi bộ mặt của nhiều vùng đất hoang mạc như ở Tây Nam Hoa Kì, Trung Đông, bán đảo Ả Rập, Bắc Phi và Trung Á. Sự phát triển của hoạt động du lịch cũng đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc.
2.Hoang mạc đang ngày càng mở rộng.
Ranh giới các hoang mạc luôn thay đổi. Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng, một phần do cát lấn hoặc do biến động của khí hậu toàn cầu, nhưng chủ yếu là do tác động của con người.
-Nêu một số ví dụ cho thấy những tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới.
Một vùng đất ở rìa hoang mạc Xa-ha-ra bị cát lấn
Hiện nay, quá trình hoang mạc hóa làm mất đi khoảng 10 triệu ha đất trồng mỗi năm. Các hoang mạc đới nóng có mùa khô kéo dài cũng là những nơi có tốc độ mở rộng diện tích nhanh nhất.
- Nêu một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc.
Hoa Kì và các nứớc Ả Rập…đã tiến hành cải tạo hoang mạc thành đất trồng theo quy mô lớn. Tuy nhiên, các kế hoạch này hết sức tốn kém. Vì thế phần lớn các quốc gia vẫn chỉ sử dụng những phương pháp khai thác nứớc ngầm cổ truyền và trồng rừng để ngăn chặn hoang mạc mở rộng.
Khu rừng chống nạn cát bay từ hoang mạc(Tây Bắc Trung Quốc)
Ghi nhớ
Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc là chăn nuôi du mục và trồng trọt trong ốc đảo. Ngày nay sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu…con người đang tiến vào khai thác các hoang mạc. Diện tích hoang mạc trên thế giới vẫn đang tiếp tục mở rộng.
Câu hỏi và bài tập
1. Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc ngày nay.
2. Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.
Chú giải
Ốc đảo: nơi có nguồn nứớc ngọt và các điều kiện thích hợp với sự sinh sống của các sinh vật cũng như con người trong các hoang mạc.
Hoang mạc hóa: quá trình và hiện tượng đất trở thành khô cằn, cây cỏ tự nhiên không mọc lại được, cây trồng không trồng lại được.
Du mục: lối sống của cư dân chăn nuôi, di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhằm tìm đồng cỏ mới để nuôi đàn gia súc.
Chúc các bạn học tập thật tốt.
Nhóm trưởng nhóm 3

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chung Trương Quốc Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)