Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Lan | Ngày 09/05/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

1. Kế hoạch Nava và chiến lược của ta trong Đông- Xuân 1953- 1954
a. Kế hoạch Nava
* Hoàn cảnh

? Tình hình của ta, địch trước khi bước vào thời kì Đông- Xuân 1953- 1954 ?
+, Ta:
- Thế và lực kháng chiến của ta đã được củng cố và tăng cường hơn bao giờ hết
- Giành thắng lợi trong những chiến dịch lớn, giữ quyền chủ động trên các chiến trường đặc biệt là Bắc Bộ
- Đối ngoại: Từ 1950, nước VNDCCH, được các nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao
+, Địch:
- Gặp nhiều khó khăn, nguy khốn ở cả chiến trường Đông Dương cũng như ở nước Pháp
- Mĩ tăng cường viện trợ cho chiến tranh ở Đông Dương
 7/5/1953 Nava được cử sang làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp tại Đ D. Tháng 7/1953 Nava đề ra kế hoạch quân sự mới và được chính phủ Pháp thông qua. Nava có những cố gắng để thực hiện kế hoạch
Tướng Nava (trái)
*. Nội dung của kế hoạch Nava
- Kế hoạch Nava được thực hiện qua 2 bước: (SGK)  P, M hi vọng với kế hoạch Nava, trong 18 tháng sẽ “chuyển bại thành thắng”
 Kế hoạch Nava là cố gắng chiến tranh lớn nhất và cuối cùng của Pháp. Là kế hoạch chặt chẽ nhưng thể hiện tham vọng ngông cuồng của Pháp (18 tháng) trong khi thế và lực mọi mặt của ta đang hơn chúng, mang tính chủ quan
b. Chủ trương của ta
* Tiếp tục xác định hướng tấn công: Đánh những chỗ có tầm quan trọng về chiến lược nhưng địch tương đối yếu….
* Phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt,; đánh ăn chắc, tiến ăn chắc….
2. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi
a. Tình hình trước khi ta mở chiến dịch
* Trong Đông – Xuân 1953- 1954, ta mở một loạt chiến dịch như đã định: Tây Bắc, Lai Châu, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.
* Kết quả:
- Ta: giành được thắng lợi, mở rộng quyền chủ động trên khắp Đông Dương, hoàn thành mục tiêu đề ra
- Địch: Phải phân tán lực lượng, xây dựng nhiều cứ điểm tập trung trên khắp Đ D (ĐBP). Góp phần phá sản kế hoạch Nava
b. Chiến dịch Điện Biên Phủ
* Nguyên nhân:
- ĐBP được Pháp xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ĐD với trang thiết bị hiện đại, tập trung binh lực mạnh. Coi đó là thắng lợi của kế hoạch Nava, là trung tâm điểm của kế hoạch Nava.
- Ta:
TWĐ, chính phủ quyết định mở chiến dịch ĐBP do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm tổng chỉ huy.
Ta chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch với khẩu hiệu quyết tâm” Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”
Ta còn nhận được sự giúp đỡ của bè bạn quốc tế nhất là Trung Quốc cho chiến dịch
* Diễn biến chiến dịch: 3 đợt
- Đợt 1: 13- 17/3/1954: Tấn công vào các vị trí ở phía Bắc:
- Đợt 2: 30/3- 16/4/1954: đánh phía đông phân khu trung tâm, khống chế sân bay Mường Thanh, chặn đường tiếp tế của địch
- Đợt 3: 1- 7/5/1954: Đánh các cao điểm còn lại ở phía Đông, tấn công phân khu Nam
* Kết quả:
- 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954 tướng Đờ Cat-tơ-ri và tàon bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm ĐBP bị bắt, gần 1 vạn địch ra hàng. Cd ĐBP kết thúc với thắng lợi hoàn toàn về phía ta
- KQ chung: Tập đoàn cứ điểm ĐBP mà P và M đã dày công xây dựng đã bị tiêu diệt hoàn toàn sau 56 ngày đêm chiến đấuTa tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm ĐBP: 16200 tên… phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh
Địch đầu hàng
Quân ta cắm cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát
* Ý nghĩa
- Với dân tộc Việt Nam:
+, Chiến thắng ĐBP là một chiến công oanh liệt trong lịch sử dân tộc thể hiện sức mạnh của dân tộc ta, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
+, Chiến thắng ĐBP đã đập tan kế hoạch Nava- cố gắng cao nhất và cuối cùng của thực dân Pháp, can thiệp Mĩ nhằm giành thế mạnh quân sự, xoay chuyển cục diện chiến tranh ĐD. Tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao thắng lợi
- Với thế giới: có ý nghĩa quốc tế lớn lao
+, Chấm dứt ách đô hộ của CN Thực dân Pháp tại 3 nước ĐD
+, Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới
+, Mở đầu quá trình sụp đổ của CN Thực dân cũ trên toàn thế giới
” Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỉ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của CNĐQ” (Lê Duẩn)


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)