Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)

Chia sẻ bởi Lê Văn Trình | Ngày 09/05/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:





Mục tiêu tiết học
Giúp học sinh nhận thức:
1. Âm mưu của Pháp- Mĩ thể hiện trong kế hoạch Nava.
2. Những nét diễn biến chính và tác dụng của cuộc tấn công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 đối với cuộc kháng chiến.
3. ý nghĩa nhiều mặt của chiến dịch Điện Biên Phủ.

i. Âm mưu mới của pháp-mĩ ở đông dương. kế hoạch nava
a, Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Nava.

Nêu hoàn cảnh ra đời của kế hoạch nava?


Về phía Pháp: Trải qua 8 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiệt hại ngày càng lớn: 39 vạn quân, 2 nghìn tỷ Phrăng, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, Pháp bị đẩy vào thế phòng ngự, bị động và sa lầy trong chiến tranh Đông Dương, kinh tế-chính trị-xã hội của Pháp gặp nhiều khó khăn
=> Pháp dựa vào Mĩ.
- Phía Mĩ: Tích cực viện trợ ép Pháp kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược, chuẩn bị thay thế cho Pháp.
=> Pháp- Mĩ thoả thuận đưa ra kế hoạch mới: kế hoạch Nava (5-1953)
MỸ VIỆN TRỢ CHO PHÁP TRONG CHIẾN TRANH Ở ĐÔNG DƯƠNG

b, Nội dung của kế hoạch Nava.


Nêu nội dung của kế hoạch Nava? Qua nội dung kế hoạch em hãy cho biết điểm chính của kế hoạch
là gì?
*Bước I (thu- đông 1953 và xuân 1954):
Tránh giao chiến với chủ lực của ta và giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền Bắc.
Thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam, đồng thời mở rộng nguỵ quân, tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động mạnh.

*Bước II (từ mùa thu 1954):
Chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quyết định, buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng.

TĂNG VIỆN BINH :
12 TIỂU ĐOÀN
QUÂN PHÁP Ở TOÀN ĐÔNG DƯƠNG : 84 TIỂU ĐOÀN
*Bước I (thu- đông 1953 và xuân 1954):
Tránh giao chiến với chủ lực của ta và giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền Bắc.
Thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam, đồng thời mở rộng nguỵ quân, tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động mạnh.


ii. Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử điện biên phủ 1954.
1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954.

Nêu chủ trương chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953-1954?

CHỦ TRƯƠNG CHIẾN LƯỢC CỦA TA TRONG ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954
“Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”
“Tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt; đánh ăn chắc, tiến ăn chắc…”

b, Diễn biến chiến dịch Đông Xuân 1953-1954.

Nêu những diễn biến chính về cuộc tiến công
chiến lược Đông Xuân 1953-1954?

- Mặt trận chính diện: ta chủ động mở các chiến dịch trên những địa bàn trọng yếu, có ý nghĩa chiến lược để phân tán khối quân cơ động của địch, tập trung ở Đồng Băng Bắc Bộ (44 tiểu đoàn) thành 5 điểm tập trung: Đồng Băng Bắc Bộ (1), Điện Biên Phủ(2), Sênô (3), Luôngphabăng (4), Plâycu (5).
- Mặt trận sau lưng địch: phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh.
=>Tác dụng: Buộc địch phân tán lực lượng đối phó với ta, kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện cho ta dành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ.
2, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Tại sao ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ coi đây là điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch?


Hoàn cảnh lịch sử:
- Vị trí: Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng-> Nava cho xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương " pháo đài bất khả xâm phạm"=> thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava.
- Phía ta: Muốn đập tan kế hoạch Nava buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán thúc đẩy đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi ta kiên quyết tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (tháng 12-1953)
=> Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch.
b, Công tác chuẩn bị:
Ta huy động 628 ôtô vận tải, 11.800 thuyền bè, 21.000 xe đạp, 261.464 dân công, hàng nghìn xe ngựa, xe trâu bò.vận chuyển 27.000 tấn gạo ra mặt trận.
Kéo pháo vào trận địa
Tất cả cho chiến thắng ở Điện Biên Phủ
Đoàn xe đạp thồ phục vụ chiến dịch
Kéo pháo vào trận địa
c, Diễn biến chiến dịch :
- Nhóm 1: Nêu diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Nhóm 2: Kết quả của chiến dịch?
- Nhóm 3: ý nghĩa của chiến dịch?

* Diễn biến: 3 đợt
- Đợt 1: 13-> 17/3/1954
- Đợt 2: 30/3->26/4/1954
- Đợt 3: 1->7/5/1954
* Kết quả:
- Đông Xuân 1953-1954 và Điện Biên Phủ ta loại 128200 tên, 162 máy bay..
- Điện Biên Phủ: 16200 tên, 62 máy bay.
* ý nghĩa:
- Đập tan kế hoạch Nava.
- Làm xoay chuyển cục diện chiến trường tạo điều kiện cho đấu tranh ngoại giao thắng lợi.
Giải phóng Điện Biên
Bài tập củng cố
Câu 1: ý nào sau đây không nằm trong bước thứ nhất của kế hoạch Nava (Thu- đông năm 1953 và Xuân 1954)?
Giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ.
Tấn công chiến lược để bình định ở Trung Bộ và Nam Đông Dương.
Mở rộng nguỵ quân, tập trung binh lực để xây dựng một đội quân cơ động chiến lược mạnh.
Xây dựng phòng tuyến quân sự "boong ke", lập " vành đai trắng" bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 2: Cuộc tấn công chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953-1954 đẫ:
Làm cho kế hoạch Nava bước đầu phá sản, buộc quân chủ lực của chúng phải tự động phân tán và bị giam chân ở vùng rừng núi.
Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với ta owr Giơnevơ.
Buộc Pháp phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
Buộc Pháp phải tuyên bố chấm ứt chiến tranh ở Đông Dương.

Câu 3: Âm mưa trước mắt của đế quốc Pháp- Mĩ khi biến Điện Biên Phủ thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava là
Xây dựng thành căn cứ quân sự khổng lồ để đe doạ ta.
B. Xây dựng thành hậu cứ vững chắc của thực dân Pháp.
C. Xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm thu hút và tiêu diệt chủ lực ta, tạo điều kiện để chúng thực hiện bước hai của kế hoạch Nava.
D. Dựa vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để kéo dài chiến tranh.
NHỮNG THẮNG LỢI CƠ BẢN TRÊN MẶT TRẬN QUÂN SỰ CỦA QUÂN DÂN TA TỪ 1946 ĐẾN 1954
Kế hoạch Nava từng bước phá sản. Thắng lợi ở ĐBP đã làm kế hoạch Nava phá sản hoàn toàn, góp sức mạnh to lớn cho cuộc đấu tranh ngoại giao, cổ vũ mạnh mẽ phong trào GPDT thế giới.
-Chiến cuộc đông xuân 1953-1954
-Ta mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
Cuối 1953 -
07/ 05/1954
10 / 1952 -
05 / 1953
16/ 09/1950 - 14/ 10/ 1950
07/ 10 /1947 -
21/ 12/ 1947
19/ 12 /1946 -
Giữa 2/1947
Thời gian
Ý nghĩa của sự kiện
Sự kiện
Thắng lợi của ta ở các chiến dịch  tiếp tục giữ vững và phát huy thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.
-Ta mở ch/dịch Hoà Bình
-Ta mở ch/dịch Tây Bắc
-Ta và quân Pathet Lào mở ch/dịch Thượng Lào
Thắng lợi Biên giới đã làm tiêu hao bộ phận quan trọng sinh lực địch, củng cố mở rộng Việt Bắc, thông đường liên lạc quốc tế. Ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Ta chủ động mở chiến dịch tiến công địch ở biên giới với quy mô lớn
Ta đánh bại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh” của địch. Bảo vệ được cơ quan đầu não và quân chủ lực của ta  Khả năng kháng chiến thắng lợi
Ta đánh trả cuộc tiến công của địch lên căn cứ địa Việt Bắc
- Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc
- Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch
- Bảo toàn lực lượng và bước đầu chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài của ta.
- Toàn quốc kháng chiến
- Ta chiến đấu giam chân địch trong các đô thị
Xem TLTK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Trình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)