Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chia sẻ bởi Đòan Nam Hải |
Ngày 19/03/2024 |
14
Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuộc Địa lý 12
Nội dung tài liệu:
BÀI 20
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ kinh tế .
NỘI DUNG
1/ Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế
Dựa vào bảng sau và kiến thức ở SGK:
Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000- 2014
- Cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực : giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và khu vực III
=> Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH đất nước
- Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 -2014
Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp .
Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất Nông nghiệp?
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm
Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi
Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp có sự dao động nhẹ
Giải thích:
Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm do đây là ngành sản xuất truyền thống dựa trên nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng giảm là do có tốc độ tăng chậm hơn ngành chăn nuôi.
Tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng lớn và có xu hướng tăng là do ngành chăn nuôi đã được coi là ngành chính, dựa trên nguồn thức ăn, giống, cơ sở vật chất, thị trường.
Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ và có biến động do nước ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa, cơ cấu hoạt động dịch vụ nông nghiệp còn đơn giản.
Cơ cấu công nghiệp nước ta giai đoạn 2000–2013
Tỉ trọng của công nghiệp khai thác và sản xuất phân phối giảm
Tỉ trọng của công nghiệp chế biến tăng
Giải thích :
Công nghiệp chế biến chế tạo có tốc độ tăng trưởng nhanh, đang được ưu tiên đầu tư nên tỉ trọng tăng
Công nghiệp khai thác, sản xuất, phân phối có tốc độ tăng trưởng chậm nên tỉ trọng giảm
2/ Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
NƯỚC TA CÓ BAO NHIÊU THÀNH PHẦN KINH TẾ ?
KỂ TÊN
Thành phần kinh tế nhà nước:
thành phần kinh tế ngoài nhà nước
Thành phần kinh tế vốn nước ngoài chủ yếu
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế
Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2005 - 2014
Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần :
Khu vực kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí (như năng lượng, cơ sở hạ tầng,..)
Tỉ trọng của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhanh, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
3/ Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ kinh tế:
Vùng kinh tế trọng điểm Phía nam
Vùng kinh tế trọng điểm Miền trung
Vùng kinh tế trọng điểm Phía Bắc
Vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm
Vùng chuyên canh cây công nghiệp
Về công nghiệp : Hình thành các khu CN tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ở ven biển, đô thị lớn.
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Hãy khoanh tròn các chữ cái trước ý đúng:
1/ Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta :
Kinh tế nhà nước
Kinh tế tập thể.
Kinh tế cá thể.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
2/ Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam bộ.
D. Tây nguyên.
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ kinh tế .
NỘI DUNG
1/ Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế
Dựa vào bảng sau và kiến thức ở SGK:
Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000- 2014
- Cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực : giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và khu vực III
=> Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH đất nước
- Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 -2014
Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp .
Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất Nông nghiệp?
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm
Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi
Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp có sự dao động nhẹ
Giải thích:
Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm do đây là ngành sản xuất truyền thống dựa trên nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng giảm là do có tốc độ tăng chậm hơn ngành chăn nuôi.
Tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng lớn và có xu hướng tăng là do ngành chăn nuôi đã được coi là ngành chính, dựa trên nguồn thức ăn, giống, cơ sở vật chất, thị trường.
Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ và có biến động do nước ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa, cơ cấu hoạt động dịch vụ nông nghiệp còn đơn giản.
Cơ cấu công nghiệp nước ta giai đoạn 2000–2013
Tỉ trọng của công nghiệp khai thác và sản xuất phân phối giảm
Tỉ trọng của công nghiệp chế biến tăng
Giải thích :
Công nghiệp chế biến chế tạo có tốc độ tăng trưởng nhanh, đang được ưu tiên đầu tư nên tỉ trọng tăng
Công nghiệp khai thác, sản xuất, phân phối có tốc độ tăng trưởng chậm nên tỉ trọng giảm
2/ Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
NƯỚC TA CÓ BAO NHIÊU THÀNH PHẦN KINH TẾ ?
KỂ TÊN
Thành phần kinh tế nhà nước:
thành phần kinh tế ngoài nhà nước
Thành phần kinh tế vốn nước ngoài chủ yếu
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế
Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2005 - 2014
Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần :
Khu vực kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí (như năng lượng, cơ sở hạ tầng,..)
Tỉ trọng của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhanh, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
3/ Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ kinh tế:
Vùng kinh tế trọng điểm Phía nam
Vùng kinh tế trọng điểm Miền trung
Vùng kinh tế trọng điểm Phía Bắc
Vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm
Vùng chuyên canh cây công nghiệp
Về công nghiệp : Hình thành các khu CN tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ở ven biển, đô thị lớn.
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Hãy khoanh tròn các chữ cái trước ý đúng:
1/ Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta :
Kinh tế nhà nước
Kinh tế tập thể.
Kinh tế cá thể.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
2/ Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam bộ.
D. Tây nguyên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đòan Nam Hải
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)