Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Chia sẻ bởi Tạ Huy Nam | Ngày 10/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Trung Tâm GDTX Bắc
Mê-H� Giang
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY GIÁO,
CÔ GIÁO


Môn Lịch sử
Giáo viên: Tạ Huy Nam
11A
Tiết24. Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (tiết 1)
Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì
Tỡnh hỡnh Vi?t Nam tru?c khi Phỏp dỏnh B?c kỡ l?n th? nh?t


Từ sau khi Pháp chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì đến trước khi Pháp xâm lược Bắc kì, tình hình nước ta như thế nào?
Sau khi thực dân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam kì (1867), tình hình nước ta ngày càng khủng hoảng về nhiều mặt.
+ Chính trị- ngoại giao: Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì chính sách cai trị bảo thủ, Thực hiện “ Bế quan toả cảng” với bên ngoài.
+ Kinh tế ngày một sa sút, tiêu điều không thể phát triển.
+ Xã hội luôn bất ổn vì nhân dân luôn bất bình với triều đình, thường xuyên đấu tranh, bọn thổ phỉ và hải phỉ hoành hành làm cho an ninh mất ổn định.
+ Triều đình khước từ mọi đề nghị cải cách của các sĩ phu yêu nước.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Âm mưu của Pháp
- Chiếm xong Nam kì, Pháp củng cố chính quyền cai trị để tiến hành xâm lược Bắc và Trung Kì.
Pháp tung bọn gián điệp đội nốt thầy tu ra Bắc do thám tình hình, ngấm ngầm ủng hộ tên lái buôn Đuy-puy gây rối ở Bắc Kì.

b) Pháp tiến hành xâm lược Bắc Kì
- Chớp thời cơ triều đình Nguyễn nhờ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp đem quân ra Bắc.
Từ ngày 5 đến ngày 16/11/1873 quân Pháp liên tục khiêu khích ta và gửi tối hậu thư để ta đầu hàng.
Sáng 20/11/1873 quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội và sau đó chiếm các tỉnh lân cận.


Thực dân Pháp đã chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?
Lược đồ Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1
Đường danh giới 3 kì
Pháp đánh chiếm Bắc Kì
20/11/1873
3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874
Kháng chiến của quân quân triều đình
Trước những hành động khiêu khích của thực dân Pháp, triều đình Huế không có phản ứng nào. Đặc biệt lại nhờ Pháp giải quyết vụ Đuy-puy.
Khi Pháp đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ triều đình đã anh dũng chiến đấu và hy sinh tại Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng).
Trong Thành Hà Nội, Tổng đốc Nguyễn Chi Phương chỉ huy quân sĩ chống trả quyết liệt và hy sinh.
Giữa lúc kháng chiến đang dâng cao, triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874) để thương lượng với giặc.
Hoạt động nhóm:
Câu hỏi 1: Kháng chiến của quan quân triều đình khi Pháp chiếm Bắc Kì như thế nào?

Câu hỏi 2: Kháng chiến của nhân dân Hà Nội và Bắc Kì chống lại sự xâm lược của Pháp ra sao?

Nguyễn Tri Phương tên thật là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh. Sinh ngày 21/7/1800 tại Thừa Thiên Huế. Xuất thân từ một gia đình làm thợ mộc nhưng có trí hơn người. Ông làm quan trong triều Nguyễn. Nguyễn Tri Phương có tinh thần chống Pháp tích cực và được cử ra Hà Nội giữ thành. Ông bị thương nhưng không chịu đầu hàng và đi theo giặc tháng 12/1873 ông mất do bị thương nặng, thọ 73tuổi. Ông được nhân dân Hà Nội thờ cùng Tổng đốc Hoàng Diệu tại đền Trung Liệt –Hà Nội


b) Kháng chiến của nhân dân Hà Nội và Bắc Kì.
- Khi Pháp đánh ra Hà Nội, nhân dân chủ động kháng chiến và bất hợp tác với giặc.
Thành Hà Nội bị Pháp chiếm nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục kháng chiến.
Ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viên phục kích tại Cầu Giấy tiêu diệt nhiều quân Pháp trong đó có tên đại tá Gác-ni-ê.
- Trận Cầu Giấy cổ vũ mạnh mẽ tinh thần kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta. Khẳng định ta có thể thắng Pháp.
II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882-1884
Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882-1883)
Nguyên nhân:
Những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cần nguyên liệu và thị trường trong sản xuất và tiêu thụ cho nên chúng muốn nhanh chóng xâm lược toàn bộ Việt Nam.
Pháp lợi dụng Hiệp ước 1874 để vu cáo triều đình Huế vi phạm và kéo quân ra Bắc năm 1882.

Nguyên nhân nào khiến Pháp quay lại xâm chiếm Bắc Kì lần thứ hai?

Để xâm lược Bắc Kì lần hai Pháp đã có hành động gì?
Củng cố bài học
Chọn nhanh ý trả lời đúng trong mỗi câu:
1.Hoàn cảnh nước ta khi Pháp xâm lược Bắc Kì lần 1.
Kinh tế kém phát triển
Chính trị kém nhạy bén trước hoàn cảnh
Xã hội rối ren, nhiều bạo loạn xẩy ra
Tất cả các ý trên đều đúng
2. Pháp đem quân ra Bắc Kì được là do…
mâu thuẫn giữa ta và Pháp.
các thầy tu truyền đạo chỉ đường.
triều đình nhà Nguyễn nhờ Pháp giải quyết vụ Đuy-puy.
tất cả các lý do trên.
3. Trận đánh nào tiêu biểu nhất trong cuộc kháng chiến của ta chống Pháp xâm lược Bắc kì lần 1?
a. Trận quyết chiến của 100 lính ở Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng)
b. Trận chiến của cha con Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Lâm
c. Trận Cầu Giấy do Lưu Vĩnh Phúc-Hoàng Tá Viên chỉ huy



4 Tại sao Pháp lại xâm chiếm Bắc Kì lần hai?

Pháp không muốn mất mặt vì bị thua lần ở lần 1
Pháp muốn trả thù cho đại tá Gác-ni-ê bị chết ở trận Cầu Giấy-1873
Những năm 70 của TK 19 Pháp chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc cần nguyên liệu và thị trường
Tất cả các ý trên
Tiết học kết thúc!
Kính chúc sức khoẻ
các thầy, cô và các anh, chị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Huy Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)