Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Chia sẻ bởi Trần Thị Trúc Phương | Ngày 10/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP HÔM NAY
Kiểm tra miệng:
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy ngày 21-12-1873.( 10 đ)
Trả lời:
Chiến thắng Cầu Giấy có ý nghĩa lớn, khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi, Pháp hoang mang, lo sợ, chúng tìm cách thương lượng với triều đình Huế. Tình hình đó mở ra một cơ hội để quân ta tấn công tiêu diệt địch buộc chúng rút khỏi Bắc Kì bằng tấn công quân sự. Song triều đình một lần nửa ký Hiệp ước với Pháp chịu nhiều thiệt thòi.
Lớp 11B4. Ngày dạy: 20-3-13. Tuần dạy:29
Bài 20. TIẾT 27:CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC (TT)
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA (1873-1884) - NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG.
II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882-1884.

1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai ( 1882-1883)
+ Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, để đưa quân ra Bắc Kì.
+ Ri vi e chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc và đổ bộ lên Hà Nội (3-4-1882)
Sáng sớm 25-4-1882, sau khi chuẩn bị kĩ càng, Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu yêu cầu quân đội triều đình hạ vũ khí, giao thành trong 3 giờ đồng hồ. Chưa hết hạn đại bác của địch tới tấp nhả đạn về phía quân ta.
25-4-1882 Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
- 3-1883 Pháp chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.
II. 2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kì kháng chiến:
Quan quân triều đình và Hoàng Diệu đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ thành Hà Nội.
Thành mất Hoàng Diệu hi sinh triều đình hoang mang cầu cứu nhà Thanh.
Nhân dân dũng cảm chiến đấu bằng nhiều hình thức.
+ Các sĩ phu không thi hành mệnh lệnh của triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.
+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh tích cực kháng chiến bằng nhiều hình thức sáng tạo.
Tiêu biểu trận phục kích ở Cầu Giấy lần thứ hai ( 19-5-1883) Rivie bỏ mạng.
III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884.
Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An : (đọc thêm)
Lợi dụng Tự Đức mất, triều đình lục đục Pháp quyết định đánh Huế.
18-8-1883 Pháp đánh Thuận An.
- 20-8-1883 Pháp đổ bộ lên bờ, đến tối chúng làm chủ Thuận An.
III. 2. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884.Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng:
Hoàn cảnh lịch sử:
Nghe tin Pháp đánh Thuận An triều đình Huế vội xin đình chiến.
+ Lợi dụng sự hèn yếu của triều đình Cao ủy Pháp Hắc Măng tranh thủ đi ngay đến Huế đặt điều kiện cho một hiệp ước mới.
25-8-1883 bản Hiệp ước mới được đưa ra buộc đại diện triều đình Nguyễn phải kí kết.
b. Nội dung của Hiệp ước Hắc Măng:
+ Thừa nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
. Nam kì là thuộc địa.
. Bắc kì là đất bảo hộ.
. Trung kì triều đình quản lý.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung kì.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
+ Quân sự: Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì và toàn quyền xử lí quân Cờ đen, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế).
+ Về kinh tế:Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.


Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
- 6-6-1884 Pháp kí tiếp với triều đình Huế bản Hiệp ước Pa tơ nốt, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuột bọn phong kiến.
Củng cố bài:
1. Tại sao Pháp phải tiến hành cuộc xâm lược VN tới gần 30 năm (1858-1884) ?
Trả lời:
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cuối cùng thất bại, triều nguyễn đầu hàng, TDP hoàn thành xâm lược VN 1884.
Sở dĩ Pháp phải kéo dài chiến tranh xâm lược VN là do đi đến đâ chúng cũng luôn vấp phải sức kháng cự quyết liệt, ngoan cường của nhân dân ta.
2. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến ?
Trả lời:
Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nd ta, tiếp nối truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.
+Làm thất bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của TD Pháp > khiến Pháp phải kéo dài cuộc xâm lược Việt Nam gần 30 năm.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu
TỔNG KẾT:
Năm 1884 sau Hiệp ước Pa tơ nốt thực dân Pháp đã đặt được cách thống trị trên toàn cõi
Việt Nam.
Tuy vậy trên thực tế chúng mới chỉ khuất phục được bộ phận phong kiến đầu hàng, còn đông đảo quần chúng nhân dân vẫn nuôi chí chở thời, sẳn sàng đứng lên chống xâm lược.
Hướng dẫn học tập:
+ Đối với bài học của tiết học này:
Học kỹ bài này, nắm vững nội dung của hai bản Hiệp ước 1883 và 1884.
+ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
1. Hành động của phe chủ chiến nhằm mục đích gì ?
> Chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền.
2. Em hiểu thế nào là Cần vương ? Xuống chiếu Cần vương nhằm mục tiêu là gì ?

- Là giúp vua, kêu gọi bách quan, khanh sĩ, văn thân sỹ phu và nhân dân ra sức Cần vương vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền tôi giỏi.
- Soạn 4 cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Ba Đình
Khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa nông dân Yên Thế, theo dạng lập bảng.
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Trúc Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)