Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Chia sẻ bởi Lê Thị Nhung | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

ThỰc dân Pháp tẤn công cỬa biỂn ThuẬn An
HiỆp ưỚc 1883 và hiỆp ưỚc 1884
Nhóm 3-11A1
1, Pháp tấn công cửa biển Thuận An
Tại sao Pháp tấn công cửa biển Thuận An???
Vị trí địa lí
Cửa biển Thuận An là nơi sông Hương đổ ra phá Tam Giang rồi chảy ra biển Đông, cách kinh thành Huế khoảng 13km về hướng đông.Vì vậy, về mặt chính trị nó là một vị trí xung yếu, quan trọng trong việc bảo vệ kinh thành Huế, được coi là “cổ họng” của kinh thành Huế. Nếu Pháp chiếm được nơi này thì kinh đô dễ bị uy hiếp
Hơn nữa, năm 1883, nhà Nguyễn đang rối loạn sau cái chết của vua Tự Đức, các đại thần liên tục phế lập các vua. Triều đình nhà Nguyễn lục đục, cả đối nội và đối ngoại đều kém. Đó là thời cơ tốt nhất để Pháp đánh bại triều đình nhà Nguyễn
Nguyên nhân sâu xa:
Lúc này, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp đã phát triển. Việc chiếm Việt Nam đã trở thành nhu cầu tất yếu của giới tư bản Pháp
Thất bại trong hai cuộc chiến tranh ở Hà Nội, Pháp muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh để tiến hành khai thác thuộc địa
Nguyên nhân trực tiếp:
Lợi dụng cái chết của Ri-vi-e, Pháp lớn tiếng kêu gọi trả thù
Vua Tự Đức mới qua đời(17-1-1883). Thực dân Pháp đánh hơi ngay thấy sự rối loạn của việc phế lập trong triều đình Việt Nam nên tận dụng thời cơ này để đánh chiếm cửa biển Thuận An
Diễn biến
Sáng 17-8-1883, địch từ Đà Nẵng kéo rầm rộ ra Thuận An với lực lượng gồm 8 tàu chiến và 800 quân(600 lính thuỷ quân tập chiến, 100 lính tập và 100 lính phu).
Sáng 18-8-1883, hạm đội của Pháp do đô đốc Cuốc-bê chỉ huy tiến vào Thuận An- “cổ họng” của kinh thành Huế. Từ soái hạm Le Bayard, Cuốc-bê gửi tối hậu thư yêu cầu triều đình Huế giao toàn bộ hệ thống phòng thủ cửa biển Thuận An trong vòng 24h. Bị từ chối, 14h30 chiều ngày hôm đó, thực dân Pháp bắt đầu nã súng vào các đồn binh quân ta công phá trong suốt hai ngày liền
Do áp đảo về quân sự nên sáng 20-8-1883, quân Pháp đã tổ chức lại quân đội và bắn cho tới chiều rồi cho hơn 1000 binh sĩ đổ bộ lên bờ.
Kết quả

Quân và dân ta anh dũng chống trả nhưng các đồn binh đều lần lượt thất thủ, đến tối quân Pháp chiếm được Thuận An
Các quan đồn trú Thuận an là Lê Sĩ, Lê Chuẩn đều tử trận, Lâm Hoàng và Nguyễn Trung tự vẫn

Tàu chiến Pháp 1883
2, Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng
A,Hiệp ước Hácmăng: Hoà ước Quý Mùi 1883

B,Hiệp ước Patơnốt: Hoà ước Giáp Thân 1884
A, Hiệp ước Hácmăng
Được tin Pháp mở cuộc tấn công, triều đình huế vô cùng bối rối, xin đình chiến.
Một bản hiệp ước gồm 27 điều đã được soạn sẵn được trao cho triều đình Huế và chỉ được trả lời thuận hay không thuận trong vòng 24h đồng hồ.
Ngày 25-8-1883, đại diện triều đình Huế đã đồng ý kí hiệp ước với Pháp (thường gọi là hiệp ước Hácmăng hay hoà ước Quý Mùi)
Lễ kí hiệp ước Hác măng tại Thuận An- Huế ngày 25-8-1883, trong đó: Trần Đình Túc (ngồi đầu bên trái), Francois Jules Harmand (thứ 3 bên trái)và Nguyễn Trọng Hợp (người đứng bên phải)
Hiệp biện đại học sĩ Trần Đình Túc (chánh sứ)
Thượng thư bộ Lại Nguyễn Trọng Hợp
Hai người thay mặt triều đình Huế kí hiệp ước với Pháp
Nội dung cơ bản của Hiệp ước

Về nội trị: từ nay Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp
Nam Kì là thuộc địa từ năm 1874 nay thêm vào một tỉnh là Bình Thuận
Ba tỉnh Thanh- Nghệ-Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì
Từ Khánh Hoà đến Đèo Ngang thuộc quyền cai trị của triều đình
Bắc Kì là đất nửa bảo hộ có các viên công sứ Pháp ở mỗi tỉnh để kiểm soát việc cai trị của quan lại Việt Nam
Trung Kì do triều đình quản lí nhưng có một Khâm sứ của Pháp đóng tại Huế trực tiếp điều khiển, được quyền tự do ra vào gặp nhà vua bất cứ lúc nào.
o
Về đối ngoại: Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm
Về quân sự:
Triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy người Pháp, phải triệt hồi các binh lính từ Bắc Kì về Huế. Pháp được quyền đóng quân ở bất cứ nơi nào thấy cần thiết ở Bắc Kì và được toàn quyền xử trí đội quân Cờ Đen. Quân đội phải do người Pháp chỉ huy
Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước
Đội quân Cờ đen
Quân cờ đen là quân của Lưu vĩnh Phúc- 1 tướng của Thái Bình thiên quốc bị quân Thanh đánh bại phải chạy sang vùng biên giới nước ta.Ban đầu chúng hoành hành, cướp bóc, quân triều đình không đánh dẹp nổi, sau đó phải chiêu dụ. Sau khi được chiêu dụ , đội quân này đã có công gây tổn thương cho lực lượng viễn chinh của Pháp đang xâm chiến Đông Dương. Đây chính là hình thức quân triều đình mượn sức quân Cờ Đen chống chọi với Pháp.Ông Ích Khiêm- một võ tướng của nhà Nguyễn lúc bấy giờ đã không đồng tình điều này và có làm bài thơ để trách cứ tinh thần ỷ lại của các quan trong triều
Áo chúa cơm vua hưởng bấy lâu
Đến khi có giặc phải thuê Tàu
Từng phen võng giá mau chân nhẩy
Đến bước chông gai thấy mặt đâu
Tiền bạc quyên hoà dân xác mướp
Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu
Ai ơi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nửa dân ta phải cạo đầu
Nhận xét
Tuy nội dung bản Hiệp ước chỉ nới đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến quốc gia nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình nhà Nguyễn chỉ là tay sai cho Pháp
 Với Hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc
Mặc dù triều đình kí với Pháp hiệp ước Hácmăng, ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân nhưng các hoạt động chống Pháp của nhân dân Bắc Kì vẫn không chấm dứt
Để chấm dứt chiến sự, từ tháng 12 -1883, quân Pháp tiến hành các cuộc hành binh nhằm tiêu diệt các ổ đề kháng còn sót lại
Trong triều đình lúc bấy giờ đã xuất hiện 2 phái đối lập: chủ chiến chống Pháp và chủ hoà theo Pháp
Phản ứng cứng rắn của phái chủ chiến dưới thời vua Kiến Phúc đã đưa đến tình trạng đối đầu gay gắt giữa triều đình với đại diện của Thực dân Pháp. Để giảm bớt sự đối đầu đó, Pháp phải đưa ra chủ trương sửa đổi một số nội dung của Hiệp ước Hácmăng nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng dẫn đến sự ra đời của hiệp ước Pa-tơ-nốt 6-6-1884
B, Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884
Gồm 19 điều khoản. Hầu hết các nội dung trong bản Hoà ước mới này không khác nhiều so với bản Hoà ước quý Mùi 1883, tuy nhiên có thêm hai điều khoản mới:
Chia nước Việt Nam ra làm 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì dưới ba chế độ khác nhau, mỗi kì có một chế độ cai trị riêng như là 3 nước riêng biệt. Nam Kì là xứ thuộc địa Pháp, Bắc Kì và Trung Kì là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát
Trả các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trước thuộc Bắc Kì nay về thuộc Trung Kì và trả tỉnh Bình Thuận trước thuộc Nam Kì lại cho Trung Kì
Nhận xét
Như vậy, việc kí kết hiệp ước không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta. Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã hoàn thiện việc biến nước ta thành thuộc địa của Pháp, đồng thời xác định rõ “vị thế mới” của nhà Nguyễn bên cạnh chính quyền thực dân Pháp về cả đối nội và đối ngoại
Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 đã xác lập quyền đô hộ lâu dài và chủ yếu của Pháp ở Vệt Nam. Đến đây nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược
Như vậy, sau 26 năm tiến hành chiến tranh xâm lược (1858-1884), thực dân Pháp đã hoàn thành ý đồ xâm lược: chiếm được hầu hết lãnh thổ Việt Nam
Đánh giá chung
Thái độ của triều đình
Không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hoà
Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát
Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân
Thái độ của nhân dân
Nhân dân ta thể hiện thái độ kiên quyết chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết, dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.
Nhận xét chung
Như vậy, với sự nhu nhược và ích kỉ của triều đình nhà Nguyễn, đất nước ta đã chính thức rơi vào tay Pháp. Đây là giai đoạn kết thúc sự tồn vong của nền độc lập dân tộc nói chung, của Thừa Thiên Huế nói riêng vào cuối thế kỉ 19
Thanks for watching!!!!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)