Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Chia sẻ bởi trần mạnh thùy dương | Ngày 10/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô
và các bạn đến với bài thuyết trình của
TỔ 4 – 11B2
Bài 20
Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
HIỆP ƯỚC HÁC-MĂNG
HIỆP ƯỚC HÁC-MĂNG
Hoàn cảnh lịch sử
- Thời gian: 25/8/1883
- Hoàn cảnh:
+ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
+ Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.

+ Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
+ Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. 
HIỆP ƯỚC HÁC-MĂNG
Lễ ký kết Hiệp ước Hac-măng 1883 tại Thuận An-Huế
Trần Đình Túc
(Chánh sứ)
Nguyễn Trọng Hợp (Phó sứ)
Jules Harmand
(Tổng ủy Pháp)


+ Triều Đình phải rút quân ở Bắc Kì về Trung Kì.

HIỆP ƯỚC HÁC-MĂNG
Nội dung
+ Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
+ 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sát nhập vào Bắc Kì.

+ Triều đình chỉ cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc phải thông qua Pháp ở Huế.

+ Công sứ Pháp ở Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những việc của triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.

+ Mọi việc đối ngoại với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

Thanh - Nghệ - Tĩnh
Bình Thuận
Bắc Kì
Trung Kì
Nam Kì
Tác hại-Nhận xét + Triều Nguyễn mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả nước
HIỆP ƯỚC HÁC-MĂNG
+ Mở cửa biển tạo điều kiện cho Pháp dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn.
+ Bồi thường chiến phí làm cho lực lượng trong nước càng yếu hơn , nghèo hơn.
+ Bị Pháp đánh trúng tâm lí nên đã mắc mưu là sẽ ``trả lại`` thành Vĩnh Long.
Triều nguyễn vì quyền lợi giai cấp đã quên đi nền độc lập dân tộc. Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của triều Nguyễn.là cơ sở cho thực dân Pháp xâm lược lâu dài nước ta.

HIỆP ƯỚC HÁC-MĂNG
HIỆP ƯỚC PA-TƠ-NỐT
HIỆP ƯỚC PA–TƠ–NỐT
- Thời gian: 6/6/1884
Hoàn cảnh lịch sử
- Hoàn cảnh:
+ Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên sôi nổi đứng lên kháng chiến.
+ Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884.

HIỆP ƯỚC PA–TƠ–NỐT
Nội dung


+ Tương tự hiệp ước Hác - Măng (1883)
+ Sửa đổi đôi chút ranh giới khu vực Trung Kì như trả lại tỉnh Bình Thuận và Thanh- Nghệ- Tĩnh cho Trung Kì .

HIỆP ƯỚC PA–TƠ–NỐT

+ Việc làm tăng diện tích Trung Kì chỉ để khiến bọn tay sai càng trung thành với Pháp.
+ Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
Chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là 1 quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách Mạng tháng Tám năm 1945

Nhận xét - Tác hại

Hiệp ước Pa-tơ-nốt
Hiệp ước Hác-măng
Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến
Việt Nam là nước thuộc địa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần mạnh thùy dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)