Bài 20. Cấu tạo trong của phiến lá

Chia sẻ bởi Cao An Điền | Ngày 23/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Cấu tạo trong của phiến lá thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS CHÀ LÀ - DƯƠNG MINH CHÂU - TÂY NINH
KIỂM TRA MIỆNG
:
1. Nêu đặc điểm bên ngoài của lá. Phiến lá có hình bản dẹt, màu lục, diện tích bề mặt lớn để thu nhận ánh sáng để tạo chất hữu cơ. 2. Có mấy cách xếp lá trên thân và cành? cho ví dụ. - Có 3 cách : mọc đối, mọc cách, mọc vòng. - Ví dụ : Mọc cách : tràm, mít,... Mọc đối : ổi, mận,... Mọc vòng : trúc đào, huỳnh,... BÀI MỚI
Vào bài:
Vì sao lá có thể tự chế tạo chất dinh dưỡng cho cây? Ta chỉ có thể giải đáp được điều này khi hiểu rõ cấu tạo bên trong của phiến lá. Bài 20, tiết 22 : CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ Em hãy quan sát hình sau : Cấu tạo trong của phiến lá gồm mấy phần ? I. BIỂU BÌ: BÀI 20, TIẾT 22 : CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I. BIỂU BÌ : Em quan sát các hình sau : Những đặc điểm nào của biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ & cho ánh sáng đi qua? Tế bào có vách dày : bảo vệ. Tế bào trong suốt : cho ánh sáng chiếu vào bên trong. Hoạt động nào của lỗ khí trao đổi khí và thoát hơi nước? Lỗ khí đóng hoặc mở để trao đổi khí và thoát hơi nước. Vậy biểu bì có cấu tạo và chức năng thế nào? NỘI DUNG I: BÀI 20, TIẾT 22 : CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I. BIỂU BÌ : - Gồm 1 lớp tế bào có vách dày xếp sát nhau & trong suốt : bảo vệ, cho ánh sáng đi qua. - Lỗ khí đóng mở giúp lá trao đổi khí & thoát hơi nước. II. THỊT LÁ: BÀI 20, TIẾT 22 : CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
II. THỊT LÁ : I. BIỂU BÌ : Quan sát hình sau : So sánh tế bào thịt lá sát mặt trên & sát mặt dưới, chúng giống nhau điểm nào? Phù hợp với chức năng gì? Chúng có chứa lục lạp; phù hợp chức năng chế tạo chất hữu cơ. Điểm khác nhau giữa chúng? Lớp trên chứa nhiều lục lạp hơn lớp dưới. Lớp tế bào nào phù hợp chức năng chế tạo chất hữu cơ, lớp nào phù hợp với chức năng chứa & trao đổi khí? Lớp tế bào mặt trên; lớp tế bào mặt dưới. Vậy tế bào thịt lá có chức năng gì? NỘI DUNG II: BÀI 20, TIẾT 22 : CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I. BIỂU BÌ : II. THỊT LÁ : - Lớp tế bào thịt lá phía trên chứa nhiều lục lạp : chế tạo chất hữu cơ. - Lớp tế bào thịt lá phía dưới ít lục lạp chứa & trao đổi khí. III. GÂN LÁ : III. GÂN LÁ: BÀI 20, TIẾT 22 : CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I. BIỂU BÌ : II. THỊT LÁ : III. GÂN LÁ : Xem lại H20.4 : Vị trí của gân lá ? Chúng nằm xen giữa phần thịt lá. Cấu tạo gân lá ? Gồm mạch gỗ và mạch rây. Chức năng của gân lá là gì ? Vận chuyển các chất. NỘI DUNG III: BÀI 20, TIẾT 22 : CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I. BIỂU BÌ : II. THỊT LÁ : III. GÂN LÁ : - Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá gồm mạch gỗ, mạch rây. - Vận chuyển các chất. CÂU HỎI, BÀI TẬP CỦNG CỐ
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
CHỌN TỪ THÍCH HỢP :
1. Bao bọc phiến lá là 1lớp tế bào ||biểu bì|| trong suốt nên ánh sáng có thể đi qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có vách dày có chức năng ||bảo vệ|| cho các phần bên trong của phiến lá. 2. Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều ||tế bào khí khổng||. Hoạt động ||đóng mở|| giúp lá trao đổi khí & thoát hơi nước ra ngoài. 3. Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều ||lục lạp|| có chức năng thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ. 4. Gân lá có chức năng ||vận chuyển|| các chất cho phiến lá. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
:
* Đối với bài học của tiết học này : - Học bài. Vẽ hình 20.1 trang 65. * Đối với bài học của tiết học tiếp theo : - Chuẩn bị bài "quang hợp". - Chuẩn bị : lá khoai bịt kín 1/3 lá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao An Điền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)