Bài 20. Cấu tạo trong của phiến lá

Chia sẻ bởi Phạm Văn Loản | Ngày 23/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Cấu tạo trong của phiến lá thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Bài 20:
CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
Tuần 12
Tiết 23
Kiểm tra bài cũ :

Câu 1 : Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng ?
Câu 2 : Hãy cho ví dụ về ba kiểu xếp lá trên
Nội dung bài học :
? Cấu tạo trong của phiến lá gồm những bộ phận nào ?
1. Biểu bì :
Thảo luận : 3’

? Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong ?
? Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước ?
Kết luận :
- Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá
- Trên biểu bì có những lỗ khí (thường tập trung ở mặt dưới) giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.

2. Thịt lá :
Thảo luận : 5’
So sánh lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên và lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới cho biết :
? Chúng giống nhau ở đặc điểm nào ? Đặc điểm này có phù hợp với chức năng nào ?
? Giữa chúng có đặc điểm gì khác nhau ?
? Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là tạo chất hữu cơ ? Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí ?

Kết luận :
Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm nhiều lớp có những đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng :
+ Lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên có nhiều lục lạp có chức năng thu nhận ánh sáng
+ Lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới có chứa khí  chứa và trao đổi khí
 Thịt lá có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ
3. Gân lá :
? Xác định vị trí của gân lá ?
? Gân lá có chức năng gì ?

Kết luận :
Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.
Kiểm tra đánh giá :

1. Cấu tạo trong của phiến lá gồm :
a. Thịt lá, vỏ, ruột
b. Bó mạch, gân chính, gân phụ
c. Biểu bì, thịt lá, gân lá, các lỗ khí
d. Biểu bì, thịt lá, gân lá
2. Mặt trên của lá thường có màu xẫm hơn mặt dưới của lá vì:
a. Mặt trên có ít lỗ khí hơn mặt dưới
b. Mặt trên có nhiều lỗ khí hơn mặt dưới
c. Tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều diệp lục hơn tế bào thịt lá ở phía dưới
d. Tế bào thịt lá ở mặt trên chứa ít diệp lục hơn tế bào thịt lá ở phía dưới
Dặn dò:

- Ôn lại kiến thức ở tiểu học: chức năng của lá, chất khí nào duy trì sự cháy
- Đọc mục: “Em có biết?”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Loản
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)