Bài 20. Cân bằng nội môi

Chia sẻ bởi Phạm Minh Hải | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Cân bằng nội môi thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

KI?M TRA BÀI CŨ
Câu 1: Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?
Nhờ vào hệ dẫn truyền tim, là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ (S-A), nút nhĩ thất (A-V), bó His và mạng puôckin.
Câu 2: Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?
Huyết áp giảm dần từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ, sự giảm dần này là do: ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch.
BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
I> Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi:
II> Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi:
III> Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu:
IV> Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi:
I> Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi:
Thế nào là nội môi?
Là môi trường trong cơ thể, là môi trường mà tế bào trao đổi chất.
Vậy cân bằng nội môi là gì? Nếu mất cân bằng nội môi sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định cuả môi trường trong cơ thể.
Nếu mất cân bằng nội môi sẽ làm cho con người cũng như các động vật bị mắc rất nhiều bệnh như: nồng độ glucôzơ trong máu cao dẫn đến bệnh tiểu đường.
Vậy cân bằng nội môi có ý nghĩa gì?
Các tế bào, các cơ quan trong cơ thể chỉ có thể hoạt động bình thường khi các điều kiện lí - hóa trong cơ thể phù hợp và ổn định.
II> Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi:
Quan sát sơ đồ sau và cho biết các thành phần tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi? Vì sao duy trì cân bằng nội môi cần phải có đầy đủ các thành phần đó?
Ví dụ: ở những người bị suy tim, lượng máu bơm từ tim lên động mạch ít, dẫn đến huyết áp và vận tốc máu giảm.`
Bộ phận tiếp nhận kích thích
Kích thích
Bộ phận thực hiện
Bộ phận điều khiển
Liên hệ ngược
* Chú ý: Vai trò của liên hệ ngược trong cơ chế duy trì cân băng nội môi, đó là sự thay đổi tính chất lí - hóa ở môi trường trong (sau khi bộ phận thực hiện hoạt động) lại được bộ phận tiếp nhận thông báo cho bộ phận điều khiển tiếp tục điều chỉnh.
Tuy nhiên, cơ chế duy trì cân bằng nội môi chỉ có hiệu lực trong một phạm vi nhất định. Khi các điều kiện môi trường bị biến đổi vượt quá khả năng tự điều hòa của cơ thể thì sẽ phát sinh các trục trặc, rối loạn, dẫn đến bệnh tật thậm chí tử vong.
Ví dụ: khi trời rét, nếu mặc quần áo không đủ ấm sẽ bị cảm lạnh .
II> Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi:
II> Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi:
Huyết áp tăng cao
Huyết áp bình thường
Thụ thể áp lực ở mạch máu
Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não
Tim
Hình 20.2 - Sơ đồ cơ chế điều hòa huyết áp
Điền những từ thích hợp vào các ô còn thiếu ở sơ đồ sau:
Cơ chế điều hòa huyết áp (cơ chế thần kinh): khi huyết áp tăng cao thì thụ thể áp lực ở mạch máu (trên xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ) tiếp nhận và báo về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Từ trung khu điều hòa tim mạch, xung thần kinh theo dây li tâm đến tim và mạch máu, làm tim giảm nhịp, giảm lực co bóp mạch máu dãn rộng ? huyết áp giảm và trở lại bình thường. Sự thay đổi huyết áp ở mạch máu lúc này lại được thj thụ thể áp lực ở mạch máu tiếp nhận và thông báo về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não (liên hệ ngược)
Hãy giải thích cơ chế điều hòa trên?
III> Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu:
1. Vai trò của thận:
Hãy cho biết tầm quan trọng của việc duy trì áp suất thẩm thấu của máu?
Tế bào hoạt động trong điều kiện áp suất thẩm thấu thích hợp. Khi áp suất thẩm thấu của máu thay đổi sẽ làm thay đổi hoặc làm rối loạn hoạt động của tế bào. Ví dụ: khi áp suất thẩm thấu của máu tăng cao, tb hồng cầu của máu mất bớt nước và teo nhỏ lại,chức năng của hồng cầu sẽ bị giảm.
Tại sao thận đóng vai trò quan trọng trong duy trì áp suất thẩm thấu?
Vì thận thm gia và điều hòa nước và điều hòa các chất vô cơ và hữu cơ tan trong máu. Ví dụ: thận thải nước khi cơ thể thừa, tái hấp thu khi cơ thể thiếu. Thận tăng cường tái hấp thu Na+ khi nồng độ Na+ trong máu giảm. Thận thải các chất H+, HCO3- , urê, axit uric . khi nồng đôi các chất đó cao trong máu.
III> Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu:
2. Vai trò của thận:
Gan có vai trò như thế nào trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu?
Ơ� xa bữa ăn
Tb bêta
Insulin
glucagôn
glucôzơ
glicôgen
glucôzơ
Đường huyết giảm
Khi đường huyết tăng lên ở mức bình thường
Tb bêta
Tb bêta
Insulin
Insulin
glucôzơ
glucôzơ
Sau bữa ăn
Tb bêta
Insulin
Tb bêta
Đảo tụy
(tuyến tụy)
glucôzơ
Insulin
Tb bêta
glucôzơ
Insulin
Tb bêta
glucôzơ
Insulin
Tb bêta
glicôgen
Tb anpha
glicôgen
Khi đường huyết tăng lên ở mức bình thường
Ơ� người, pH máu bằng khoảng 7,35 - 7,45. Các hoạt động của tế bào, của các cơ quan luôn sản sinh ra các chất (CO2 , axit lactic .) có thể làm thay dổi pH máu. Nhưng máu vẫn duy trì ở mức ổn định nhờ có hệ đệm (trong máu) và một số cơ quan khác.
IV> Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi:
Hệ đệm duy trì pH ổn định do chúng có khả năng lấy H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu. Trong máu có các hệ đệm sau:
- Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/NaHCO3.
- Hệ đệm phôtphat: NaH2PO4/NaHCO4-.
- Hệ đệm prôtêinat (prôtêin), là hệ đệm mạnh nhất.
- Ngoài ra còn có hệ đệm Hêmôglôbin (HHb/KHb), phổi và thận cũng tham gia điều hòa pH máu.
* Giải thích: mỗi hệ đệm được cấu tạo từ một axit yếu và muối kiềm của axit đó (Ví dụ: H2CO3/NaHCO3). Khi H+ tăng, máu có xu hướng chuyển về phía axit thì muối kiềm của đôi đệm có tác dụng làm giảm H+ trong máu. Khi OH- tăng, máu có xu hướng chuyển sang kiềm tính thì axit của đôi đệm có tác dụng làm giảm OH- trong máu.
Câu hỏi trắc nghiệm
Các phương án trả lời
Đáp án đúng
Giúp cho cơ thể hoạt động mạnh hơn.
Tại sao cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể?
A)
C)
Giúp các tế bào và các mô hoạt động bình thường
B)
D)
Gây biến động môi trường trong cơ thể
Làm cho cơ thể hoạt động yếu.
Câu hỏi trắc nghiệm
Các phương án trả lời
Đáp án đúng
Tái hấp thu hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.
Chức năng của thận trong cân bằng nội môi là?
A)
C)
Thải nước ra ngoài.
B)
D)
Thải các chất hào tan trong máu.
Hấp thu nước
Câu hỏi trắc nghiệm
Các phương án trả lời
Đáp án đúng
Hệ đệm bicacbonat
pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ vào?
A)
C)
Hệ đệm phôtphat
B)
D)
Hệ đệm prôtênat (prôtêin)
Hệ đêm, phổi và thận
Công việc về nhà:
Đọc và ghi nhớ nội dung tóm tắt trong khung ở cuối bài
Trả lời các câu hỏi ở cuối bài
Đọc mục “em có biết”
Đọc trước bài 20 SGK
4
1
2
3
Hãy thực hiện các nhiệm vụ được giao sau đây:
Tạm biệt
hẹn gặp lại !
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Minh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)