Bài 20. Bức tranh của em gái tôi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Thủy | Ngày 21/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Bức tranh của em gái tôi thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Ngữ văn 6
Cô giáo Đinh Thu Hà
Bức tranh
của em gái tôi
( Tiết 2)
Tiết 82:
Tạ Duy Anh

I. Đọc - tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nhân vật cô em gái.

2. Diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh.


Ba thời điểm

Khi tài năng của em gái chưa được phát hiện.
Khi tài năng của em gái được phát hiện.
Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình.

I. Đọc - tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nhân vật cô em gái.

2. Diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh.

*Khi tài năng của em gái chưa được phát hiện:
- Coi em là trẻ con, coi thường em.
- Thái độ thân mật, có vẻ bề trên.



- Chú Tiến Lê rất vui mừng, "mặt chú rạng rỡ lắm".
- Ông bố thì phấn chấn, ôm thốc Mèo lên: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn".
- Bà mẹ kịp chứng kiến tất cả " không kìm được xúc động".
*Khi tài năng của em gái được phát hiện
Bố mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng, sung sướng.
-... tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi trên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.
-Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì.
-Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.
Người anh kể lại rằng:
" Không hiểu vì sao, tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa." Em có biết nguyên nhân vì sao không?
- Người anh đã làm một việc mà bản thân cũng coi khinh: xem trộm tranh của em.
- Người anh "lén lút trút ra một tiếng thở dài...", thầm cảm phục tài năng của người em.
Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" của người em gái?
"Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú, không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa."
Bức chân dung được vẽ nên bằng tình yêu, lòng bao dung, nhân hậu của người em.
Thảo luận nhóm
Tác giả đã để bà mẹ hai lần hỏi người anh. Tìm và đọc lại hai câu hỏi đó. Hãy phân
tích ý nghĩa của hai câu hỏi đó?
- Con có nhận ra con không?
- Con đã nhận ra con chưa?
- Con xem em vẽ con có giống không, có đẹp không, có đúng là con không?
- Con đã nhận ra bản thân con ở trong bức hoạ chưa? Một người anh tuyệt vời phải như thế đó!
+ Con đã nhận ra bản thân con trong đời thường chưa? Cách suy nghĩ, cư xử của con với em gái có đúng đắn không?
- Vì sao người anh có câu trả lời : "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy" mà lại không nói được với mẹ?
-Em hiểu thêm gì về người anh qua ý nghĩ trên?
Trước tài năng hay thành công của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành. Lòng nhân hậu và độ lượng có thể giúp cho con người nhận thức được hạn chế và tự vượt lên bản thân mình.
- Tác giả thành công trong lối văn kể chuyện giản dị, chân thành qua nhân vật người anh.
+ Diễn biến tâm lí của nhân vật người anh khá hợp lí, phản ánh chân thực mặc cảm tự ti và ghen tị thường thấy của trẻ em.
+Tình huống bất ngờ ở cuối truyện đã đem đến một kết thúc có hậu mà vẫn đạt được mục đích giáo dục tốt đẹp.
Ghi nhớ
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện "Bức tranh của em gái tôi" cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.
B�i 1: Trò chơi ô chữ.
III. Luyện tập
Bài 2:
Viết đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái để hiểu rõ chủ đề của tác phẩm.
1. Học bài, hoàn thiện bài tập ở lớp.
2. Hãy đóng vai người anh để kể lại câu chuyện của mình.
Về nhà

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)