Bài 20. Bức tranh của em gái tôi

Chia sẻ bởi đinh quỳnh mai | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Bức tranh của em gái tôi thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

VĂN BẢN: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM.
Tác giả:
- Tạ Duy Anh (1959), tên thật là Tạ Viết Đăng, quê Hà Tây.
- Là cây bút trẻ của văn học thời kì đổi mới.
2. Tác phẩm:
- “Bức tranh của em gái tôi”: Rút ra từ truyện: “Con dế ma”.
Đạt giải Nhì cuộc thi: “Tương lai vẫy gọi”.


Tạ Duy Anh (1959)
Trang bìa của văn bản:
“Bức tranh của em gái tôi”.
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN
Đọc
PTBĐ: Tự sự + Miêu tả
Ngôi kể: Ngôi thứ nhất: người anh
- Nhân vật chính: Kiều Phương – người em
- Nhân vật trung tâm: người anh.
Tóm tắt
Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu -> không phá là được => giới thiệu em gái.
- P2: Tiếp -> nhất với cháu => Tài năng của em gái được phát hiện và tâm trạng của người anh.
- P3: Còn lại =>Bức tranh của em gái tôi.
III.
Diễn biến tâm trạng người anh:
Khi em gái chưa được phát hiện ra tài năng vẽ.
- Gọi em là Mèo -> thân thương, gần gũi.
- Bí mật theo dõi em chế thuốc vẽ -> ngạc nhiên, có cả thái độ coi thường.


b) Khi tài năng hội họa của em
gái được phát hiện:
- Cảm thấy mình bất tài nên bị
đẩy ra ngoài.
- Chỉ muốn gục xuống bàn khóc.
- Không thể thân với Mèo được, chỉ một lỗi nhỏ ở nó là gắt um lên.
- Xem trộm những bức tranh của em.
- Lén trút ra một tiếng thở dài.
-> Đó là thái độ ganh ghét, đố kị khi thấy mọi người vui mừng, quan tâm tới tài năng của em ,
còn mình thì không được quan tâm. Cảm thấy tự ti nhưng vẫn âm thầm xem tranh, khâm phục tài năng của em.
c) Khi đứng trước bức tranh của em:
Tâm trạng hết sức phức tạp. Giật sững người thoạt tiên anh ngỡ ngàng -> hãnh diện ->xấu hổ.
- Ngỡ ngàng: vì không ngờ bức tranh lại vẽ mình và thấy mình trong tranh đẹp thế.
- Hãnh diện thấy mình là nhân vật trong tranh được mọi người chiêm ngưỡng.
- Xấu hổ:
+ Dưới mắt em tôi, tôi lại hoàn hảo đến thế kia ư?
+ Trong khi mình đã xa lánh, ghen tj và coi thường em.
+ Muốn khóc khi thấy hình ảnh mình hoàn hảo quá.
Người anh nhận thấy mình bé nhỏ, hẹp hòi trước em gái, không thấy xứng đáng như nhân vật em gái vẽ trong tranh.
Đây là một tâm trạng đáng quý, sự thức tỉnh ấy đã giúp cho nhười anh hoàn thiện nhân cách cỉa mình.
2. Nhân vật người em
- Tính tình: hồn nhiên, hiếu động, trong sáng, độ lượng, nhân hậu, đam mê
- Tài năng:
+ Vẽ những sự vật có hồn.
+ Vẽ những gì yêu quý nhất.
+ Vẽ những điều mình yêu mến nhất.
- Thái độ với người anh: yêu mến, tôn trọng, tin tưởng anh.
- Bức tranh đoạt giải: được vẽ không chỉ bằng tài năng mà bằng cả tấm long nhân hậu. Nó đã thức tỉnh một con người.




Bức tranh: Bé Kiều Phương ( Mèo)

Tác giả
- Mạnh Tử - tên thật là Mạnh Kha (372 – 289 TCN)
- Là một bậc hiền triết của Trung Hoa thời Chiến Quốc được các nhà nho suy tôn là Á Thánh (vị thánh thứ 2 sau Khổng Tử)

Thầy Khổng Tử (551 – 479 TCN)
Thầy Mạnh Tử
(372 – 289 TCN)
2. Tác phẩm: Mẹ hiền dạy con
- Là một truyện trong sách “liệt nữ truyện” của Trung Quốc.
- Nêu một tấm gương sáng về tình mẫu tử, đặc biệt là cách chọn môi trường,
chọn nội dung và cách thức dạy con.

3. Nội dung:
Môi trường sống có tác động sâu sắc với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
- Phải biết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đinh quỳnh mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)