Bài 20. Bến Tre đồng khởi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Trúc | Ngày 15/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Bến Tre đồng khởi thuộc Lịch sử 5

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quí thầy cô giáo
về dự với tiết học của lớp chúng ta
hôm nay
Trường: TH GIA AN 3
1. Lễ kí hiệp định Giơ-ne-vơ vào năm nào?
BÀI CŨ:
1954
2. Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ?
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ Mĩ tìm cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Mĩ dần dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm
Tổng thống, lập ra chính quyền tay sai ra sức chống
phá các lực lượng cách mạng, khủng bố giả man
các chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
3. Nêu bài học.
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010
Lịch sử

Bến Tre đồng khởi.
Hoạt động 1: Nguyên nhân, thời gian diễn ra
phong trào “Đồng khởi”.
Nêu nguyên nhân diễn ra phong trào “Đồng khởi”.
Do sự đàn áp tàn bạo của Mĩ – Diệm, nhân dân miền Nam không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
Đồng khởi: đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa.
Mĩ - Diệm: chỉ đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu.
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010
Lịch sử
Bến Tre đồng khởi.
Phong trào “Đồng khởi” diễn ra cuối năm 1959 đầu năm 1960.
Phong trào “Đồng khởi” diễn ra vào thời gian nào?
Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền
Mĩ - Diệm nhân dân miền Nam vùng lên
phá ách kìm kẹp vào cuối năm 1959 đầu
năm 1960.
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010
Lịch sử
Bến Tre đồng khởi.
Hoạt động 2:
Diễn biến của phong trào
"Đồng khởi" Bến Tre.
Thảo luận nhóm đôi.
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010
Lịch sử
Bến Tre đồng khởi.
Ngày 17/1/1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre. Với những vũ khí thô sơ nhân dân nhất loạt vùng dậy, tiêu diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai trị của Mĩ – Diệm ở các xã, ấp.
Ác ôn: kẻ gây nhiều tội ác với nhân dân.
Ấp: một đơn vị hành chính tương với thôn, xóm ở miền Bắc.
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010
Lịch sử
Bến Tre đồng khởi.
Nêu thắng lợi của nhân dân ta dành được trong phong trào “Đồng khởi”.
Hoạt động 3:
Kết quả của phong trào "Đồng khởi".
Thảo luận nhóm 4.
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010
Lịch sử
Bến Tre đồng khởi.
Trong một tuần lễ ở Bến Tre 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác đã tiêu diệt được ác ôn, vây đồn, giải phóng được nhiều ấp.
Chính quyền địch bị tê liệt, tan rã nhiều nơi.
Chính quyền cách mạng được thành lập ở các thôn, xã.
Nhân dân được chia ruộng đất, được làm chủ quê hương.
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010
Lịch sử
Bến Tre đồng khởi.
Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre có tác động như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Hoạt động 4:
Ý nghĩa lịch sử.

Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre trở thành ngọn cờ tiên phong chống Mĩ – Diệm, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động lúng túng.
Phong trào “Đồng khởi” diễn ra vào thời
gian nào? Ở đâu?
Cuối năm 1959 – đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam.
Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010
Lịch sử
Bến Tre đồng khởi.
- Sự kiện ngày 17/1/1960 diễn ra ở đâu?
Củng cố:
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010
Lịch sử
Bến Tre đồng khởi.
- Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ!
Kính chúc các thầy, cô đón năm mới mạnh khoẻ-
gia đình an khang, thịnh vượng!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Trúc
Dung lượng: 9,34MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)