Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây

Chia sẻ bởi Nguyễn Khắc Sế | Ngày 09/05/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Giáo viên: nguyễn khắc sế
I.Dòng mạch gỗ:
1.Cấu tạo của mạch gỗ:
- Gồm các tế bào chết xếp nối tiếp nhau sát nhau tạo ống dài từ rễ lên lá, thành tế bào được linhin hoá.
-Tế bào mạch gỗ gồm 2 loại là quản bào và mạch ống.
Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài và xếp sát vào nhau theo cách lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào của tế bào khác tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang.
Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể vẫn tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên.

Quan sát hình 2.1 và 2.2 em hãy nêu cấu tạo của tế bào mạch gỗ?
Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mạch gỗ thể hiện ở những điểm nào?
Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục đi lên được không? Tại sao?
2. Thành phần của dịch mạch gỗ:
Chủ yếu là nước, ion khoáng, các chất hữu cơ (axit amin, vitamin, hoocmôn xitôkinin..)
3.Động lực của dòng mạch gỗ:
- Lực đẩy (áp suất rễ)
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
- Do ban đêm nhiệt độ thấp, độ ẩm trong không khí cao hơi nước thoát thành giọt ở đầu lá? Sự ứ giọt


Dịch của mạch gỗ thành phần gồm những yếu tố nào?
*Quan s¸t tranh h×nh 2.3 vµ 2.4 em h·y nªu ®éng lùc cña dßng m¹ch gç?
*Tại sao qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá( đặc biệt thường thấy ở cây 1 lá mầm), hiện tượng đó gọi là ứ giọt ( hình 2.4). Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt.
II.Dòng mạch rây:
1.Cấu tạo của mạch rây:
-Gồm các tế bào sống là ống rây( tế bào hình rây) và tế bào kèm.
-Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
2.Thành phần của dịch mạch rây:
- Chủ yếu là saccarôzơ, axit amin, vitamin, hoocmôn?nhiều ion K+ làm cho dịch mạch rây có pH? 8,0 ? 8,5

Quan sát hình 2.5 em hãy nêu cấu tạo của mạch rây?
Thành phần của dịch mạch rây như thế nào?
3.Động lực của dòng mạch rây:
-Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của saccarôzơ giữa cơ quan nguồn (lá) cao và các cơ quan sử dụng (đỉnh cành,rễ), cơ quan chứa (củ, quả?) thấp.
- Nước có thể thấm từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.
*Quan sát tranh hình 2.6 em hãy nêu động lực nào giúp dịch của mạch rây di chuyển
Dòng mạch gỗ và dòng mạch rây có liên hệ với nhau không? Nếu có thì liên hệ với nhau như thế nào?
Điều gì xảy ra khi cây bị mất gần hết lá dòng mạch rây đi xuống như thế nào?
Dòng mạch rây có thể vận chuyển các chất theo chiều ngược lại được không ( Từ dưới lên trên)?
hoàn thành phiếu học tập
-Là các tế bào chết tạo ống rỗng, linhin hoá
-Là các tế bào sống ống hình rây và tế bào kèm
-Chủ yếu là nước và các ion khoáng
-Chủ yếu là saccarôzơ và giàu ion K+
-Do lực đẩy, sự liên kết giữa các phân tử nước và sự thoát hơi nước qua lá.
-Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa 2 đầu của mạch rây nguồn và cơ quan chứa
-Dòng di chuyển nhanh
-Dòng di chuyển chậm.
-Chiều di chuyển từ dưới lên trên
-Chiều di chuyển chủ yếu từ trên xuống dưới
Cám ơn và mong các thày cô
cho ý kiến góp ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Khắc Sế
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)