Bài 2. Từ mượn
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Long |
Ngày 21/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Từ mượn thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Hồng Bàng
GV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Giáo án Ngữ Văn 6
Tuần 2
TỪ MƯỢN
Mục tiêu cần đạt
Hiểu thế nào là từ mượn.
Biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói và viết.
Kiểm tra bài cũ
Tiếng là gì? Từ và tiếng có điểm nào khác nhau?
Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ.
Thế nào là từ phức? Phân biệt điểm khác nhau giữa từ ghép và từ láy?
Giới thiệu bài mới
Bác Hồ dạy: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". Một trong những cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ tiếng Việt là mượn từ của các nước khác và biến nó thành của ta.
Vậy, thế nào là từ mượn? Từ mượn có nguồn gốc từ đâu? Nên dùng từ mượn như thế nào để không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt?
TỪ MƯỢN
Từ thuần Việt và từ mượn
Dựa vào chú thích ở bài "Tháng Gióng", em hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.
Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn
Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (khỏang 3.33m). Ở đây hiểu là rất cao
?
TỪ MƯỢN
Từ thuần Việt và từ mượn
- Từ thuần Việt: chú bé, vươn vai, một cái.
- Từ mượn: trượng, tráng sĩ (gốc Hán)
Trong các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ gốc Hán, những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?
Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét
Mượn tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan.
Mượn từ gốc Âu: ti vi, mít tinh, xà phòng, ga.
?
TỪ MƯỢN
Từ thuần Việt và từ mượn
- Từ thuần Việt: chú bé, vươn vai, một cái.
- Từ mượn: trượng, tráng sĩ (gốc Hán)
- Nguồn gốc:
? Mượn tiếng Hán
? Mượn các ngôn ngữ khác
Thảo luận: Em có nhận xét gì về cách viết các từ mượn trên? Từ đó theo em từ mượn có mấy cách viết?
Đối với những từ mượn đã được Việt hóa hòan tòan: ta viết như từ thuần Việt, vd: ti vi, xà phòng.
Đối với những từ chưa được Việt hóa: ta dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau, vd: ra-đi-ô, in-tơ-nét.
?
TỪ MƯỢN
Từ thuần Việt và từ mượn
- Từ thuần Việt: chú bé, vươn vai, một cái.
- Từ mượn: trượng, tráng sĩ (gốc Hán)
- Nguồn gốc:
? Mượn tiếng Hán
? Mượn các ngôn ngữ khác
- Cách viết:
? Viết như từ thuần Việt
? Có sử dụng dấu gạch nối
TỪ MƯỢN
Nguyên tắc mượn từ
Em hiểu thế nào về ý kiến của Bác Hồ về việc sử dụng từ mượn? (Sgk trang 25)
Mặt tích cực: mượn từ làm giàu ngôn ngữ dân tộc
Mặt hạn chế: làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp nếu mượn một cách tùy tiện
?
TỪ MƯỢN
Nguyên tắc mượn từ
Không nên mượn từ một cách tùy tiện
Ghi nhớ
Sgk trang 25
Củng cố
Từ mượn là gì?
Nêu vắn tắt nguồn gốc và cách viết từ mượn
Khi sử dụng từ mượn phải lưu ý điều gì?
Bài tập 1 ? 6 Sgk trang 26
Dặn dò
Học bài
Làm bài tập
Sọan bài "Tìm hiểu chung về văn tự sự"
Thay lời kết
Các em thân mến! Trên thế giới, sự giao lưu văn hóa trong đó kể cả sự giao lưu về mặt ngôn ngữ là một hiện tượng rất phổ biến. Nó thúc đẩy sự phát triển của xã hội lòai người. Do vậy, hãy cân nhắc khi sử dụng từ mượn để không làm mất đi niềm tự hào về sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng mẹ đẻ, các em nhé!
Chúc các em thành công!
GV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Giáo án Ngữ Văn 6
Tuần 2
TỪ MƯỢN
Mục tiêu cần đạt
Hiểu thế nào là từ mượn.
Biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói và viết.
Kiểm tra bài cũ
Tiếng là gì? Từ và tiếng có điểm nào khác nhau?
Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ.
Thế nào là từ phức? Phân biệt điểm khác nhau giữa từ ghép và từ láy?
Giới thiệu bài mới
Bác Hồ dạy: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". Một trong những cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ tiếng Việt là mượn từ của các nước khác và biến nó thành của ta.
Vậy, thế nào là từ mượn? Từ mượn có nguồn gốc từ đâu? Nên dùng từ mượn như thế nào để không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt?
TỪ MƯỢN
Từ thuần Việt và từ mượn
Dựa vào chú thích ở bài "Tháng Gióng", em hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.
Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn
Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (khỏang 3.33m). Ở đây hiểu là rất cao
?
TỪ MƯỢN
Từ thuần Việt và từ mượn
- Từ thuần Việt: chú bé, vươn vai, một cái.
- Từ mượn: trượng, tráng sĩ (gốc Hán)
Trong các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ gốc Hán, những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?
Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét
Mượn tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan.
Mượn từ gốc Âu: ti vi, mít tinh, xà phòng, ga.
?
TỪ MƯỢN
Từ thuần Việt và từ mượn
- Từ thuần Việt: chú bé, vươn vai, một cái.
- Từ mượn: trượng, tráng sĩ (gốc Hán)
- Nguồn gốc:
? Mượn tiếng Hán
? Mượn các ngôn ngữ khác
Thảo luận: Em có nhận xét gì về cách viết các từ mượn trên? Từ đó theo em từ mượn có mấy cách viết?
Đối với những từ mượn đã được Việt hóa hòan tòan: ta viết như từ thuần Việt, vd: ti vi, xà phòng.
Đối với những từ chưa được Việt hóa: ta dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau, vd: ra-đi-ô, in-tơ-nét.
?
TỪ MƯỢN
Từ thuần Việt và từ mượn
- Từ thuần Việt: chú bé, vươn vai, một cái.
- Từ mượn: trượng, tráng sĩ (gốc Hán)
- Nguồn gốc:
? Mượn tiếng Hán
? Mượn các ngôn ngữ khác
- Cách viết:
? Viết như từ thuần Việt
? Có sử dụng dấu gạch nối
TỪ MƯỢN
Nguyên tắc mượn từ
Em hiểu thế nào về ý kiến của Bác Hồ về việc sử dụng từ mượn? (Sgk trang 25)
Mặt tích cực: mượn từ làm giàu ngôn ngữ dân tộc
Mặt hạn chế: làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp nếu mượn một cách tùy tiện
?
TỪ MƯỢN
Nguyên tắc mượn từ
Không nên mượn từ một cách tùy tiện
Ghi nhớ
Sgk trang 25
Củng cố
Từ mượn là gì?
Nêu vắn tắt nguồn gốc và cách viết từ mượn
Khi sử dụng từ mượn phải lưu ý điều gì?
Bài tập 1 ? 6 Sgk trang 26
Dặn dò
Học bài
Làm bài tập
Sọan bài "Tìm hiểu chung về văn tự sự"
Thay lời kết
Các em thân mến! Trên thế giới, sự giao lưu văn hóa trong đó kể cả sự giao lưu về mặt ngôn ngữ là một hiện tượng rất phổ biến. Nó thúc đẩy sự phát triển của xã hội lòai người. Do vậy, hãy cân nhắc khi sử dụng từ mượn để không làm mất đi niềm tự hào về sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng mẹ đẻ, các em nhé!
Chúc các em thành công!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Long
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)