Bài 2: Thực hiện pháp luật
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Liêm |
Ngày 26/04/2019 |
58
Chia sẻ tài liệu: Bài 2: Thực hiện pháp luật thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Bài 2
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
( 3 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật , các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ; các loại vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lí.
2.Về ki năng:
- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3.Về thái độ:
- Có thái độ tôn trọng pháp luật ,
- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy
định pháp luật .
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Thực hiện pháp luật:
+ Khái niệm thực hiện pháp luật.
+ Các giai đoạn, các hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật tiến hành để đưa pháp luật vào đời sống.
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
+ Các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật; khái niệm vi phạm pháp luật.
+ Khái niệm trách nhiệm pháp lí.
+ Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng.
2. Một số kiến thức cần lưu ý:
a) Khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là giai đoạn tiếp theo trong đời sống của một văn bản pháp luật sau khi được ban hành. Nếu như việc xây dựng và ban hành một quy phạm pháp luật hay cả một đạo luật là quá trình mô hình hóa các quy tắc xử sự có tính đại diện cho những hành vi phổ biến trong xã hội theo hướng phù hợp với ý chí của Nhà nước thì thực hiện pháp luật là quá trình có chiều hướng ngược lại, tức là các mô hình xử sự đã được quy phạm hoá bằng quyền lực Nhà nước để áp trở lại như khuôn mẫu, như thước đo các hành vi cụ thể của những cá nhân, tổ chức khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật. Vì vậy, có thể coi xây dựng pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật còn thực hiện pháp luật là đưa pháp luật trở lại với đời sống.
- Các hình thức thực hiện pháp luật
Hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức rất đa dạng, được thực hiện qua nhiều hình thức. Trong các tài liệu khoa học pháp lí hiện nay thường nói tới bốn hình thức thực hiện pháp luật, cụ thể là:
Sử dụng pháp luật: các cá nhân, tổ chức chủ động sử dụng các quyền, tự do của mình, không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định các quyền tự do, dân chủ của công dân, các quyền của tổ chức. Ví dụ: công dân chủ động sử dụng quyền tự do kinh doanh để tổ chức làm ăn theo quy định của pháp luật.
Thi hành pháp luật: các cá nhân, tổ chức bằng hành động cụ thể chủ động thực hiện các nghĩa vụ ( những việc phải làm) theo quy định của pháp luật. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định các nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Ví dụ: cá nhân, tổ chức kinh doanh chủ động thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Tuân thủ pháp luật: các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc vị pháp luật cấm. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật có tính chất cấm đoán. Ví dụ: cá nhân, tổ chức không kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng bị cấm theo quy định của pháp luật như không sản xuất, buôn bán ma tuý, chất gây nghiện thuộc danh mục cấm.
Ap dụng pháp luật: các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định liên quan tới việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định phải có sự tham gia, can thiệp của Nhà nước trong quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Ví dụ: cơ quan kế hoạch - đầu tư các cấp phải thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh để họ có thể thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật trên thì hình thức sử dụng pháp luật khác với các hình thức con lại ở chỗ: chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thưc hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện.
Bản thân chủ thể (cá nhân, tổ chức) thực hiện pháp luật có vai trò rất quan trọng. Giữa các hình thức thực hiện pháp luật có mối liên hệ lôgic phụ thuộc vào sự nhận thức và hành động của các chủ thể. Ví dụ, nếu cá nhân, tổ chức không tự giác thi hành hay tuân thủ pháp luật (tức là không tự giác thực hiện thực hiện các nghĩa vụ, không kiềm chế để không làm những việc bị cấm) thì cơ quan nhà nước sẽ phải áp dụng các biện pháp can thiệp như xử lí vi phạm, buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật hoặc phải gánh chịu những hậu quả bất lợivì những vi phạm đó. Như vậy, từ những hình thức thực hiện pháp luật không cần sự tham gia của Nhà nước có thể sẽ dẫn đến những hình thức áp dụng pháp luật - Nhà nước phải can thiệp để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đó chính là đặc trưng về tính quyền lực, tính bắt buộc chung của pháp luật thể hiện trong quá trình thực hiện pháp luật.
-Các giai đoạn thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật, như trên đã phân tích, là quá trình đưa pháp lụât vào cuộc sống. Qúa trình đó gồm nhiều giai đoạn với sự tham gia của các chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ chức bao gồm cả cơ quan nhà nước) và đựơc thực hiện bằng những hình thức khác nhau thông qua các quan hệ pháp luật cụ thể.
-Giai đoạn xác lập quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội đựơc điều chỉnh bằng pháp luật. Một quan hệ pháp luật được xác lập, thay đổi hay chấm dứt phụ thuộc vào các yếu tố như:
+ Phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ xã hội đó ( điều kiện tiên quyết);
+ Các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật ( khả năng của cá nhân, tổ chức có quyền hoặc nghĩa vụ theo quy định của Nhà nứơc) và năng lực hành vi (khả năng của cá nhân tổ chức bằng hành vi của chính mình để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí).
+ Phải có sự kiện pháp lí, tức là phải có những sự kiện thực tế mà theo quy định của pháp luật gắn với sự xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật nhất định. Sự kiện pháp lí có thể là sự kiện tự nhiên (ví dụ: sự kiện một con người đựơc sinh ra là sự kiện pháp lí vì nó gắn với việc xuất hiện các quan hệ pháp luật mới như quan cha mẹ - con, ông, bà - cháu, quan hệ khai sinh giữa cha mẹ đứa trẻ với cơ quan nhà nước.); cũng có thể là sự kiện xảy ra theo ý chí của cá nhân, tổ chức (ví dụ: sự kiện đăng ký kết hôn xảy ra theo ý chí của các bên có nguyên vọng, mong muốn kết hôn; sự kiện này làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân giữa vợ và chồng).
Giai đoạn xác lập quan hệ pháp luật có thể thực hiện bằng nhiều hình thức. Ví dụ:
+ Các cá nhân tổ chức tự thực hiện bằng hình thức sử dụng, thi hành, tuân thủ pháp luật (ví dụ: trong sách giáo khoa, người lao động và người sử dụng lao động sử dụng quyền của mình theo qui định của pháp luật để cùng nhau thoả thuận về việc làm, ký kết hợp đồng lao động, xác lập quan hệ lao động giữa các bên);
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc áp dụng pháp luật để xác lập quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với Nhà nước hoặc giữa cá nhân, tổ chức với nhau. Ví dụ: Uỷ ban nhân dân xã, phường xác lập quan hệ pháp luật hôn nhân giữa hai người nam, nữ có nguyện vọng kết hôn bằng việc cấp giấy công nhận đăng kí kết hôn. Đây là kết quả của quá trình áp dụng pháp luật của Uỷ ban nhân dân xã, phường sau khi đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật như kiểm tra giấy tờ liên quan đến nhân thân của người nộp giấy đăng kí kết hôn, kiểm tra không có khiếu nại, tố cáo về việc vi phạm điều kiện kết hôn.
- Giai đoạn các chủ thể quan hệ pháp luật thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình: Đây chính là giai đoạn quan trọng và chủ yếu nhất để đưa các quy phạm pháp luật vào đời sống thông qua các hành vi hợp pháp của các chủ thể. Trong rất nhiều trường hợp thực tế, nếu các chủ thể thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quyền, nghĩa vụ của mình thì đây cũng là giai đoạn kết thúc của quá trình thực hiện pháp luật.
- Giai đoạn xử lí vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật, đây không phải là giai đoạn bắt buộc phải có trong mọi quá trình thực hiện pháp luật mà chỉ trong những trường hợp của các chủ thể không thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình hoặc khi phát sinh những sự kiện pháp lí nhất định. Để đảm bảo cho pháp luật đựơc thực hiện đúng, để khôi phục các quyền, tự do bị xâm phạm, các chủ thể của quan hệ pháp luật có thể sử dụng nhiều biện pháp, hình thức do pháp luật quy định để giải quyết như thương lượng, dàn xếp với nhau; thông qua người thứ ba để hoà giải các tranh chấp theo phương t
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
( 3 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật , các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ; các loại vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lí.
2.Về ki năng:
- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3.Về thái độ:
- Có thái độ tôn trọng pháp luật ,
- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy
định pháp luật .
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Thực hiện pháp luật:
+ Khái niệm thực hiện pháp luật.
+ Các giai đoạn, các hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật tiến hành để đưa pháp luật vào đời sống.
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
+ Các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật; khái niệm vi phạm pháp luật.
+ Khái niệm trách nhiệm pháp lí.
+ Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng.
2. Một số kiến thức cần lưu ý:
a) Khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là giai đoạn tiếp theo trong đời sống của một văn bản pháp luật sau khi được ban hành. Nếu như việc xây dựng và ban hành một quy phạm pháp luật hay cả một đạo luật là quá trình mô hình hóa các quy tắc xử sự có tính đại diện cho những hành vi phổ biến trong xã hội theo hướng phù hợp với ý chí của Nhà nước thì thực hiện pháp luật là quá trình có chiều hướng ngược lại, tức là các mô hình xử sự đã được quy phạm hoá bằng quyền lực Nhà nước để áp trở lại như khuôn mẫu, như thước đo các hành vi cụ thể của những cá nhân, tổ chức khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật. Vì vậy, có thể coi xây dựng pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật còn thực hiện pháp luật là đưa pháp luật trở lại với đời sống.
- Các hình thức thực hiện pháp luật
Hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức rất đa dạng, được thực hiện qua nhiều hình thức. Trong các tài liệu khoa học pháp lí hiện nay thường nói tới bốn hình thức thực hiện pháp luật, cụ thể là:
Sử dụng pháp luật: các cá nhân, tổ chức chủ động sử dụng các quyền, tự do của mình, không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định các quyền tự do, dân chủ của công dân, các quyền của tổ chức. Ví dụ: công dân chủ động sử dụng quyền tự do kinh doanh để tổ chức làm ăn theo quy định của pháp luật.
Thi hành pháp luật: các cá nhân, tổ chức bằng hành động cụ thể chủ động thực hiện các nghĩa vụ ( những việc phải làm) theo quy định của pháp luật. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định các nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Ví dụ: cá nhân, tổ chức kinh doanh chủ động thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Tuân thủ pháp luật: các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc vị pháp luật cấm. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật có tính chất cấm đoán. Ví dụ: cá nhân, tổ chức không kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng bị cấm theo quy định của pháp luật như không sản xuất, buôn bán ma tuý, chất gây nghiện thuộc danh mục cấm.
Ap dụng pháp luật: các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định liên quan tới việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định phải có sự tham gia, can thiệp của Nhà nước trong quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Ví dụ: cơ quan kế hoạch - đầu tư các cấp phải thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh để họ có thể thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật trên thì hình thức sử dụng pháp luật khác với các hình thức con lại ở chỗ: chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thưc hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện.
Bản thân chủ thể (cá nhân, tổ chức) thực hiện pháp luật có vai trò rất quan trọng. Giữa các hình thức thực hiện pháp luật có mối liên hệ lôgic phụ thuộc vào sự nhận thức và hành động của các chủ thể. Ví dụ, nếu cá nhân, tổ chức không tự giác thi hành hay tuân thủ pháp luật (tức là không tự giác thực hiện thực hiện các nghĩa vụ, không kiềm chế để không làm những việc bị cấm) thì cơ quan nhà nước sẽ phải áp dụng các biện pháp can thiệp như xử lí vi phạm, buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật hoặc phải gánh chịu những hậu quả bất lợivì những vi phạm đó. Như vậy, từ những hình thức thực hiện pháp luật không cần sự tham gia của Nhà nước có thể sẽ dẫn đến những hình thức áp dụng pháp luật - Nhà nước phải can thiệp để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đó chính là đặc trưng về tính quyền lực, tính bắt buộc chung của pháp luật thể hiện trong quá trình thực hiện pháp luật.
-Các giai đoạn thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật, như trên đã phân tích, là quá trình đưa pháp lụât vào cuộc sống. Qúa trình đó gồm nhiều giai đoạn với sự tham gia của các chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ chức bao gồm cả cơ quan nhà nước) và đựơc thực hiện bằng những hình thức khác nhau thông qua các quan hệ pháp luật cụ thể.
-Giai đoạn xác lập quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội đựơc điều chỉnh bằng pháp luật. Một quan hệ pháp luật được xác lập, thay đổi hay chấm dứt phụ thuộc vào các yếu tố như:
+ Phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ xã hội đó ( điều kiện tiên quyết);
+ Các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật ( khả năng của cá nhân, tổ chức có quyền hoặc nghĩa vụ theo quy định của Nhà nứơc) và năng lực hành vi (khả năng của cá nhân tổ chức bằng hành vi của chính mình để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí).
+ Phải có sự kiện pháp lí, tức là phải có những sự kiện thực tế mà theo quy định của pháp luật gắn với sự xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật nhất định. Sự kiện pháp lí có thể là sự kiện tự nhiên (ví dụ: sự kiện một con người đựơc sinh ra là sự kiện pháp lí vì nó gắn với việc xuất hiện các quan hệ pháp luật mới như quan cha mẹ - con, ông, bà - cháu, quan hệ khai sinh giữa cha mẹ đứa trẻ với cơ quan nhà nước.); cũng có thể là sự kiện xảy ra theo ý chí của cá nhân, tổ chức (ví dụ: sự kiện đăng ký kết hôn xảy ra theo ý chí của các bên có nguyên vọng, mong muốn kết hôn; sự kiện này làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân giữa vợ và chồng).
Giai đoạn xác lập quan hệ pháp luật có thể thực hiện bằng nhiều hình thức. Ví dụ:
+ Các cá nhân tổ chức tự thực hiện bằng hình thức sử dụng, thi hành, tuân thủ pháp luật (ví dụ: trong sách giáo khoa, người lao động và người sử dụng lao động sử dụng quyền của mình theo qui định của pháp luật để cùng nhau thoả thuận về việc làm, ký kết hợp đồng lao động, xác lập quan hệ lao động giữa các bên);
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc áp dụng pháp luật để xác lập quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với Nhà nước hoặc giữa cá nhân, tổ chức với nhau. Ví dụ: Uỷ ban nhân dân xã, phường xác lập quan hệ pháp luật hôn nhân giữa hai người nam, nữ có nguyện vọng kết hôn bằng việc cấp giấy công nhận đăng kí kết hôn. Đây là kết quả của quá trình áp dụng pháp luật của Uỷ ban nhân dân xã, phường sau khi đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật như kiểm tra giấy tờ liên quan đến nhân thân của người nộp giấy đăng kí kết hôn, kiểm tra không có khiếu nại, tố cáo về việc vi phạm điều kiện kết hôn.
- Giai đoạn các chủ thể quan hệ pháp luật thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình: Đây chính là giai đoạn quan trọng và chủ yếu nhất để đưa các quy phạm pháp luật vào đời sống thông qua các hành vi hợp pháp của các chủ thể. Trong rất nhiều trường hợp thực tế, nếu các chủ thể thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quyền, nghĩa vụ của mình thì đây cũng là giai đoạn kết thúc của quá trình thực hiện pháp luật.
- Giai đoạn xử lí vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật, đây không phải là giai đoạn bắt buộc phải có trong mọi quá trình thực hiện pháp luật mà chỉ trong những trường hợp của các chủ thể không thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình hoặc khi phát sinh những sự kiện pháp lí nhất định. Để đảm bảo cho pháp luật đựơc thực hiện đúng, để khôi phục các quyền, tự do bị xâm phạm, các chủ thể của quan hệ pháp luật có thể sử dụng nhiều biện pháp, hình thức do pháp luật quy định để giải quyết như thương lượng, dàn xếp với nhau; thông qua người thứ ba để hoà giải các tranh chấp theo phương t
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Liêm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)