Bai 2 Thực hiện Pháp luật

Chia sẻ bởi Trần Thị Ngọc Mai | Ngày 26/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: bai 2 Thực hiện Pháp luật thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 31/8 Bài 2 Tuần 4
Ngày dạy: 01/9 Tiết 4
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
( 3 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật , các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ; các loại vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lí.
2.Về kiõ năng:
- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3.Về thái độ:
- Có thái độ tôn trọng pháp luật ,
- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy
định pháp luật .
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Thực hiện pháp luật:
+ Khái niệm thực hiện pháp luật.
+ Các giai đoạn, các hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật tiến hành để đưa pháp luật vào đời sống.
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
+ Các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật; khái niệm vi phạm pháp luật.
+ Khái niệm trách nhiệm pháp lí.
+ Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng.

III. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên do điều kiện khách quan và chủ quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc có thể sai (vi phạm pháp luật). Vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể làm ra pháp luật và dùng pháp luật làm phương tiện quản lí xã hội sẽ làm gì để bảo đảm quá trình đưa pháp luật vào đời sống xã hội đạt hiệu quả và xử lí các vi phạm pháp luật nảy sinh như thế nào?Đó là nộidung bài 2

Phần làm việc của Thầy và Trò
Nội dung chính của bài học

Tiết 1:
Đơn vị kiến thức 1:
Khái niệm , các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
( Khái niệm thực hiện pháp luật
GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống ở đoạn Cùng quan sát trong SGK, sau đó hướng dẫn HS khai thác vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi sau:
­ Trong tình huống 1: Chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện Luật Giao thông đường bộ một cáh có ý thức (tự giác), có mục đích? Sự tự giác đã đem lại tác dụng như thế nào?
­ Trong tình huống 2: Để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì? (áp dụng pháp luật: xử phạt hành chính)
Từ những câu trả lời của HS, GV tổng kết và đi đến khái niệm trong SGK.
GV giảng mở rộng:
( Các hình thức thực hiện pháp luật.
GV kẻ bảng: Các hình thức thực hiện pháp luật. Chia lớp thành 4 nhóm, đánh số thứ tự và phân công nhiệm vụ từng nhóm tương ứng với thứ tự các hình thức thực hiện pháp luật trong SGK . Yêu cầu mỗi nhóm trong thời gian thảo luận 3 phút phải nêu ra nội dung và ví dụ minh hoạ cho hình thức thực hiện mà mình được giao. Sau đó, lần lượt các nhóm lên điền vào bảng do GV kẻ sẵn.
GV kẻ sẵn một bảng tổng hợp ở nhà để củng cố cho HS hiểu 4 hình thức thực hiện pháp luật.
Các ví dụ minh hoạ:
+ Sử dụng pháp luật
+ Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động)
Ví dụ : Không tự tiện chặt cây phá rừng ; không săn bắt động vật quý hiếm ; không khai thác, đánh bắt cá ở sông, ở biển bằng phương tiện, công cụ có tính huỷ diệt (ví dụ : mìn, chất nổ,...).
+ Áp dụng pháp luật
Ví dụ: Luật giao thông đường bộ quy định, công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Khi ấy, những người đạt độ tuổi này có thể đi xe gắn máy và có thể đi xe đạp (không bắt buộc phải đi xe gắn máy).
Yêu cầu quan trọng của phần này là HS phải thấy rõ được rằng pháp luật có được thực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Ngọc Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)