Bài 2. Thực hiện pháp luật

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoàng Vân | Ngày 26/04/2019 | 107

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Thực hiện pháp luật thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT
TỔ CÔNG DÂN-SỬ





GIÁO ÁN 12
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoàng Vân
























Năm học: 2013-2014

PPCT: 1 Ngày soạn: 10/08/2013
BÀI 1: TIẾT 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức:
Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
Hiểu được vai trò của pháp luật đối với cá nhân, Nhà nước và toàn XH.
Kỹ năng
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật
Thái độ
Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo pháp luật
NỘI DUNG TRỌNG TÂM VÀ KIẾN THỨC KHÓ
Nội dung trọng tâm
Khái niệm pháp luật (định nghĩa, đặc trưng)
Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
Vai trò của pháp luật
Kiến thức khó
Giải thích được các đặc trưng cơ bản của pháp luật
PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan...
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Tranh ảnh, sơ đồ, giấy khổ to
Có thể sử dụng vi tính máy chiếu
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Kiểm tra bài cũ: không
Giới thiệu bài: GV cho HS xem 1 đoạn phim về tình hình trật tự an toan giao thông ở nước ta hiện nay, từ đó cho HS thấy được sự cần thiết của pháp luật trong đời sống. GV giới thiệu bài học.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG

Hoạt động 1: Thế giới quan và phương pháp luận
Mục tiêu:
Nắm được khái niệm pháp luật, nêu ví dụ
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp

GV hỏi:
Hãy kể tên một số luật em biết?
Những luật đó do ai ban hành, việc ban hành nhằm mục đích gì?
Nếu không thực hiện pháp luật thí sao, ví dụ minh họa?

HS suy nghĩ trả lời
GV giảng:

Hiện nay nhiều người vẫn nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán. Trong khi đó, pháp luật không phải là những điều cấm đoán mà là bao gồm các quy định về nhũng việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.

VD: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế.

GV nhấn mạnh:
Pháp luật là những quy tắc sử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có Nhà nước mới được phép ban hành.

Hoạt động 2:
Mục tiêu:
Nắm được 3 đặc trưng cơ bản của pháp luật
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
Nhóm 1:
Thế nào là tính quy phạm phổ biến, lấy ví dụ?
Vì sao pháp luật mang tính quy phạm phổ biến, ví dụ?
Nhóm 2:
Thế nào là quyền lực bắt buộc chung, ví dụ?
Sự điều chỉnh hành vi con người trong pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán có gì khác nhau?
Nhóm 3:
Thế nào là tính chặt chẽ về mặt hình thức, ví dụ?
Tính chích xác về mặt hình thức được thể hiện như thế nào?

HS trả lời
GV giảng:
Nói đến pháp luật là nói đến những quy phạm của nó, những quy phạm này có tính phổ biến: những nguyên tắc, khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung.

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu được áp dụng ở mọi nơi đối với mọi tổ chức cá nhân và trong mối quan hệ xã hội.

Ví dụ: pháp luật giao thông đường bộ quy định: cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều trên đường một chiều.

GV hỏi:
Tại sao pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung?
HS trả lời.
GV bổ sung
Trong XH có phân chia giai cấp và các tầng lớp XH khác nhau đề luôn tồn tại những lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng nhau. Nhà nước với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyề lực chính trị thực hiện các chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự XH, phù hợp với lợi ích của g/c thống trị trong XH.

GV giảng:
Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy định pháp luật, được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh sự hiểu sai dẫn đến lạm dụng pháp luật
Thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan Nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật ban hanh văn bản quy phạm pháp luật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoàng Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)