Bài 2. Thông tin và dữ liệu

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thúy Kiều | Ngày 25/04/2019 | 113

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Thông tin và dữ liệu thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Chương I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
§2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (Tiết 2: MỤC 1(4)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính.
- Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
- Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.
3. Thái độ:
II. Đồ dung dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách giáo khoa.
Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu các đặc tính ưu việt của máy tính?
Gọi 1 hs lên bảng trả lời.
Gọi hs khác nhận xét và bổ sung (nếu có).
Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm.
Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Nội dung

* Hoạt động 1: Thông tin và dữ liệu.
- GV: Trong cuộc sống xã hội, sự hiểu biết về một thực thể nào đó càng nhiều thì những suy đoán về thực thể đó càng chính xác.
- HS: Nghe giảng
- GV :Ví dụ: Trong một vụ điều tra càng biết nhiều chi tiết về vụ án thì việc suy đoán tìm ra thủ phạm sẽ dễ dàng hơn. Nhũng điều được biết đến đó là những thông tin.
- GV: Vậy thông tin là gì?
- HS Trả lời: Thông tin là những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó.
- GV: Phân tích và nhận xét.
- HS nghe giảng và ghi bài.


- GV: Hãy lấy 1 số ví dụ khác về thông tin?
- HS Lấy ví dụ: Các thông tin về an toàn giao thông, thi tốt nghiệp THPT...
- GV: Phân tích và nhận xét.
- HS nghe giảng.
- GV: Những thông tin đó con người có được là do đâu, và máy tính muốn có được thông tin đó là nhờ đâu?
- HS Trả lời: Những thông tin đó con người có được là nhờ vào quan sát, số liệu, tín hiệu,... Đó là nhờ những thông tin được đưa vào máy tính.
- Nhận xét và đưa ra khái niệm dữ liệu.
- Nghe giảng và ghi bài.

* Hoạt động 2: Đơn vị đo lượng thông tin.
- Như chúng ta đã biết để xác định khối lượng một vật người ta sử dụng đơn vị: g, kg, tạ... và tương tự như vậy để xác định độ lớn của một lượng thông tin người ta cũng sử dụng đơn vị đo. Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit.
- GV: Cho ví dụ.
- HSQuan sát và ghi bài.










- GV: Cũng ví dụ trên nhưng giả sử bóng số 2, 4, 6 tắt, khi đó ta có dãy 8 bit như thế nào.
- HS Trả lời: Dãy 8 bit là: 10101011
- GV: Ngoài ra người ta còn dùng các đơn vị cơ bản khác để đo lượng thông tin.
- HS Nghe giảng và ghi bài.







* Hoạt động 3: Các dạng thông tin.
- GVCác em hãy kể tên những dạng thông tin thường gặp?
- HS trả lời: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, số nguyên, số thực,…
- GV:Phân tích và nhận xét.
- HSNghe giảng và ghi bài.
- GV: Với sự phát triển của khoa học-kĩ thuật, trong tương lai con người sẽ có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lí các dạng thông tin mới khác.
- Nghe giảng và ghi bài.





* Hoạt động 4: Mã hoá thông tin trong máy tính.
- Thông tin là 1 khái niệm trừu tượng mà máy tính không thể xử lý trực tiếp, nó phải được chuyển đổi thành các kí hiệu mà máy có thể hiểu và xử lý. Và việc chuyển đổi đó gọi là mã hoá thông tin.
- HS nghe giảng và ghi bài.


- GV: Lấy ví dụ bóng đèn ở trên. Nếu nó có trạng thái sau “Tối, sáng, tối, sáng, sáng, sáng, tối, sáng” thì nó sẽ được viết dưới dạng nào?
- HS Trả lời: 01011101
- Mỗi văn bản bao gồm những gì?
- HS trả lời: Gồm các kí tự thường và hoa, các chữ số,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thúy Kiều
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)