Bài 2: Quốc hội và Chủ tịch nước CHXHCNVN

Chia sẻ bởi Đặng Thị Bích Luận | Ngày 18/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: bài 2: Quốc hội và Chủ tịch nước CHXHCNVN thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Bài: QUỐC HỘI VÀ CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổng số tiết: 08 (Lý thuyết: 06; Thảo luận; 02)

Tiết 1
I. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
1. Khái niệm
Điều 83 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 định nghĩa như sau: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”.
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân vì Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bởi vì:
+ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân tức là nhân dân là người chủ của quyền lực nhà nước.
+ Quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của nhân dân cả nước, là đại diện của nhân dân, thay nhân dân thực hiện quyền lực.
Như vậy, nhân dân đã trao quyền lực cao nhất cho Quốc hội, để Quốc hội biến ý chí của nhân dân thành ý chí Nhà nước, thành luật, thành quy định chung mang tính bắt buộc đối với mọi tầng lớp xã hội. Mục đích cuối cùng là để duy trì một xã hội của dân, do dân và vì dân.
+ Quyền lực cao nhất của Quốc hội trên thực tế như thế nào?
Trong quá trình tổ chức Nhà nước Việt Nam từ năm 1946 đến nay, chúng ta luôn tuân thủ nguyên tắc Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, Quốc hội theo tinh thần mới phải tập trung vào công tác lập pháp. Các quyền lực khác được phân công như sau: Chính phủ quản lý và thực hiện công tác hành pháp và Tòa án quản lý và thực hiện công tác tư pháp.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Từ 14 nhiệm vụ, quyền hạn mà điều 84, Hiến pháp 1992 đã nêu, chúng ta có thể khái quát thành 04 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau
a) Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp: chính là quyền lập hiến
- Trước tiên chúng ta cần hiểu: Hiến pháp là gì?
Hiến pháp: là luật cơ bản của Nhà nước, quy định việc tổ chức Nhà nước, cơ cấu, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trung ương và quyền cơ bản của con người. Mọi cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp.
+ Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước trước hết thể hiện ở chỗ, Hiến pháp không điều chỉnh mọi loại quan hệ xã hội hiện hữu mà chỉ điều chỉnh những quan hệ chủ đạo nhất, chính yếu nhất, có tính nguyên tắc và tính nền tảng nhất.
+ Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước cũng có ý nghĩa rằng, Hiến pháp là nền tảng pháp lý, căn cứ chủ đạo đối với việc ban hành toàn bộ các văn bản pháp lý khác của Nhà nước.
Ví dụ: Điều 57-Hiến pháp năm 1992: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật"
Điều 157- bộ Luật hình sự 1999: ".Người nào sản xuất ,buôn bán hàng giả là lương thực - thực phẩm,thuốc chữa bệnh ,thuốc phòng bệnh thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 20 năm,tù chung thân hoặc tử hình."
Vì vậy, Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Do tính chất pháp lý đặc biệt đó mà Hiến pháp có tính ổn định cao nhất so với tất cả các văn bản pháp lý khác. Việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp luôn luôn đòi hỏi những thủ tục chặt chẽ nhất, bảo đảm sự thận trọng nhất.
- Quy trình xây dựng, ban hành và sửa đổi Hiến pháp:
+ Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định: Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.
+ Tuy nhiên, cho đến nay ngoài một số quy định của Hiến pháp thì Quốc hội vẫn chưa ban hành một văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này.
+ Vì vậy, hoạt động lập hiến ở nước ta vẫn chủ yếu thực hiện theo quy trình lập pháp có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Bích Luận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)