Bài 2. Phiên mã và dịch mã

Chia sẻ bởi Lê Văn Thành | Ngày 08/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Phiên mã và dịch mã thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 2- Bài 2
PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
Chào các em học sinh
GV Lê Văn Thành-THPT Chuyên Hùng Vương Gialai
KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Nêu các đặc điểm của mã di truyền.
- Thế nào là nhân đôi ADN theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn?
Mã di truyền là mã bộ ba được đọc từ điểm xác định, không gối.
Mã di truyền có tính đặc hiệu, tính thoái hoá và tính phổ biến.
Trong 64 bộ mã có 1 mã mở đầu AUG (đồng thời mã hoá cho aa Metionin) và 3 bộ mã kết thúc UAG, UGA và UAA).
Nhân đôi ADN theo cơ chế hai mạch đơn của ADN làm khuôn để các nu trong môi trường nội bào đến liên kết theo NTBS tạo 2 phân tử ADN mới. Trong đó mỗi phân tử có một mạch cũ và một mạch mới.
Đọc mục I.1 SGK, trả lời câu hỏi:
Có mấy loại ARN? Nêu cấu trúc và chức năng từng loại.
I. PHIÊN MÃ (TỔNG HỢP ARN):
1. Cấu trúc và chức năng các loại ARN
a. ARN thông tin (mARN): Là khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom, cấu trúc mạch thẳng.
b. ARN vận chuyển (tARN): Mang các aa tới riboxom để dịch mã. Chứa bộ ba đối mã đặc hiệu (anticodon).
c. ARN riboxom (rARN): Kết hợp với protein tạo thành 2 tiểu đơn vị riboxom tồn tại riêng rẽ. Khi tổng hợp protein chúng sẽ kết hợp thành riboxom hoàn chỉnh.
 Quan sát đoạn phim, đọc mục I.2 SGK nêu diễn biến quá trình phiên mã.
I. PHIÊN MÃ (TỔNG HỢP ARN):
1. Cấu trúc và chức năng các loại ARN
2. Cơ chế phiên mã
 Quan sát đoạn phim, đọc mục I.2 SGK nêu diễn biến quá trình phiên mã.
I. PHIÊN MÃ (TỔNG HỢP ARN):
1. Cấu trúc và chức năng các loại ARN
2. Cơ chế phiên mã
I. PHIÊN MÃ (TỔNG HỢP ARN):
1. Cấu trúc và chức năng các loại ARN
2. Cơ chế phiên mã
- Enzim ARN-polimeraza, tách 2 mạch đơn của ADN mẹ ra.
- Từ điểm khởi đầu, enzim trượt dọc trên mạch gốc theo chiều 3’-5’ để tổng hợp phân tử mARN theo chiều 5’-3’ (NTBS). (Ag-rU,Tg-rA, Gg-rX, Xg-rG).
- Khi enzim ARN-polimeraza gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã, mARN được giải phóng.
Kết quả: Tạo 1 chuỗi poli rNu có cấu trúc bậc 1, mARN qua màng nhân đến tế bào chất, ADN xoắn lại như cũ.
Phiên mã ở SV nhân thực có nhiều loại enzim tham gia hơn ở SV nhân sơ, tạo ra mARN sơ khai gồm các exon và intron. Sau đó loại bỏ intron chỉ còn lại các exon tạo thành mARN trưởng thành.
Phiên mã ở SV nhân thực khác với phiên mã ở SV nhân sơ như thế nào? Vì sao?
aa6
Tyr
Leu
Val
Arg
Arg
1. Hoạt hoá axit amin :
II. DỊCH MÃ:
Là quá trình tổng hợp Protein. Gồm 2 giai đoạn
2. Tổng hợp chuỗi polipeptit:
 Quan sát quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit, nêu diễn biến quá trình dịch mã:
2. Tổng hợp chuỗi polipeptit:
 Quan sát quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit, nêu diễn biến quá trình dịch mã:
Chuỗi pp hình thành cấu trúc bậc cao tạo phân tử protein
- Hạt bé của Riboxom tiếp xúc với m-ARN tại codon mở đầu (AUG) . - Phức Met-tARN đến riboxom, anticodon trên tARN bổ sung chính xác với codon mở đầu trên mARN (NTBS). . - Hạt lớn của Riboxom liên kết với hạt bé tạo riboxom hoàn chỉnh.
b. Kéo dài: - Phức aa1-tARN đến riboxom, anticodon bổ sung với codon trên mARN (NTBS). . - Enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa aa mở đầu và aa1 . - Riboxom dịch sang 1 codon tiếp theo, cùng lúc t-ARN mở đầu tách khỏi fMet rời khỏi riboxom và cứ như vậy đến cuối mARN.
- Riboxom tách riêng 2 hạt khỏi mARN, chuỗi polipeptit (pp) được giải phóng, Met tách khỏi chuỗi pp. . - Chuỗi pp hình thành cấu trúc bậc cao tạo phân tử protein. .
c. Kết thúc: Khi riboxom tiếp xúc với codon kết thúc trên mARN thì hoàn thành dịch mã. .
a. Mở đầu:

Đời sống của m-ARN ngắn. Tổng hợp vài chuỗi pp cùng loại rồi tự huỷ, riboxom tổng hợp nhiều chuỗi pp khác nhau.
3. Poliriboxom:
Thường có nhiều riboxom cùng trượt trên 1 mARN (Poliriboxom) làm tăng hiệu suất tổng hợp protein.
 THÔNG TIN CẦN BIẾT:
- Vật liệu di truyền trong ADN được truyền đạt cho thế hệ sau thông qua cơ chế nhân đôi ADN.
- TTDT trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua các cơ chế phiên mã và dịch mã
4. Mối liên hệ ADN-mARN-protein-tính trạng:
ADN
mARN
prôtêin  tính trạng
Câu 1: Mã di truyền trên mARN được đọc theo
một chiều từ 5’ đến 3’.
B. hai chiều tùy theo vị trí của enzim.
C. ngược chiều di chuyển của riboxom trên mARN.
D. một chiều từ 3’ đến 5’.
Câu hỏi
Câu 2: Quá trình dịch mã kết thúc khi
riboxom rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu đơn vị lớn và bé.
B. riboxom di chuyển đến mã bộ ba AUG.
C. riboxom tiếp xúc với 1 trong các bộ ba UAA, UAG, UGA.
D. riboxom tiếp xúc với 1 trong các bộ ba UAU, UAX, UXG.
Câu hỏi
Câu 3: Bản chất của mối quan hệ ADN  ARN  Protein là
A. trình tự các nucleotit  trình tự các ribonucleotit  trình tự các axit amin.
B. trình tự các cặp nucleotit  trình tự các ribonucleotit  trình tự các axit amin.
C. trình tự các bộ ba mã gốc  trình tự các bộ ba mã sao  trình tự các axit amin.
D. trình tự các nucleotit mạch bổ sung  trình tự các ribonucleotit  trình tự các axit amin.
Câu hỏi
BÀI TẬP VỀ NHÀ:
- Học theo bài ghi và trả lời câu hỏi trong SGK
- Xem trước bài “Điều hoà hoạt động gen”.
Bài giảng đến đây là hết
Chào các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)