Bài 2. Nhiệm vụ của Sinh học. Đại cương về giới Thực vật

Chia sẻ bởi Đinh Xuân Hợi | Ngày 23/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Nhiệm vụ của Sinh học. Đại cương về giới Thực vật thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

4.2.1 Màng tế bào
Màng tế bào bản chất à một màng sinh chất giống như những màng khác bên trong tế bào.
Hình hiển vi điện tử cho thấy màng tế bào là một màng mỏng, khoảng 100 A0 gồm hai lớp sẫm song song kẹp giữa là một lớp nhạt. Mỗi lớp dày khoảng từ 25 đến 30 A0. Lớp nhạt là lớp phân tử kép lipit còn hai lớp sẫm là do đầu của các phân tử protein lồi ra khỏi lớp phân tử kép lipit tạo nên.

Mô hình cấu trúc màng sinh chất
- Lớp phân tử kép lipit
Gọi là lớp phân tử kép lipit vì lớp này gồm hai lớp phân tử lipit áp sát nhau, làm nên cấu trúc hình vỏ cầu bao bọc quanh tế bào.
Màng lipit có thành phần cấu trúc và đặc tính cơ bản như sau :
Về thành phần hóa học, lipit màng được chia làm hai loại :
+ Photpholipit
+ Cholesterol
Tính chất chung của hai loại là mỗi phân tử đều có một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước.
Đầu ưa nước quay ra ngoài tế bào hoặc và trong tế bào để tiếp xúc với nước của môi trường hoặc của bào tương, còn đầu kỵ nước thì quay vào giữa, nơi tiếp giáp của hai phân tử lipit.
Nhờ tính chầt này mà màng lipit có khả năng tự động khép kín, tái hợp nhanh mỗi khi bị mở ra, xé ra hay tiếp thu một bộ phận màng lipit mới vào màng.
+ Các photpholipit
Các photpholipit nói chung rất ít tan trong nước.
Có rất nhiều loại photpholipit chúng chiếm khoảng 55% trong thành phần lipit của màng tế bào
Bốn loại chính theo thứ tự từ nhiều đến ít là : photphatidylcholin, sphingomyelin,
photphatidyl ethanolamin, photphatidyl serin
Các loại phân tử này xếp xen kẽ với nhau, từng phân tử có thể quay xung quanh chính trục của mình và đổi chỗ cho các phân tử bên cạnh hoặc cùng một lớp phân tử theo chiều ngang. Sự đổi chỗ này là thường xuyên, chúng còn có thể đổi chỗ cho nhau tại hai lớp phân tử đối diện nhau nhưng rất hiếm xảy ra so với đổi chỗ theo chiều ngang. Khi đổi chỗ sang lớp màng đối diện photpholipit phải cho phần đầu ưa nước vượt qua lớp tiếp giáp kỵ nước giữa hai lá màng cho nên cần có sự can thiệp của một hoặc một số protein màng.
Chính sự vận động đổi chỗ này đã làm nên tính lỏng linh động của màng tế bào.
+ Cholesterol :
Màng sinh chất của Eukaryota bao giờ cũng có thêm một lipit steroit trung tính; Cholesterol. Màng Prokaryota không có cholesterol. Cholesterol là một loại phân tử lipit nằm xen kẽ các photpholipit và rải rác trong hai lớp lipit của màng. Cholesterol chiếm từ 25 đến 30% thành phần lipit màng tế bào và màng tế bào là loại màng sinh chất có tỉ lệ Cholesterol cao nhất, màng tế bào gan tỉ lệ Cholesterol còn cao hơn : 40% trên lipit toàn phần. Thành phần còn lại của lipit màng là glycolipit (khoảng 18%) và acid béo kỵ nước (khoảng 2%).
TẾ BÀO CHẤT VÀ CÁC BÀO QUAN
Lưới nội sinh chất có hạt.
Lưới nội sinh chất nhẵn (không hạt)
Bộ golgi.
Ribosom :
Ti thể
. Lạp thể (plastide)
Tiêu thể (lysosome)
Tiêu thể (lysosome)
Peroxysom
Không bào
Trung thể
Bộ xương của tế bào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Xuân Hợi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)