Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Lộc | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Bài 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BiỂU HiỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
Bản đồ khung tỉnh Thanh Hoá
Bản đồ du lịch tỉnh Thanh Hoá
Em hãy quan sát và cho biết sự khác nhau giữa hai bản đồ sau đây
Bản đồ khung:đối tượng thể hiện nghèo nàn,chỉ thể hiện được khung bản đồ
Bản đồ du lịch:thể hiện được nhiều đối tượng với các loại kí hiệu khác nhau .
Nhờ vậy,bản đồ phản ánh được nhiều nội dung địa lí
Có điều này là do việc sử dụng các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
1. Phương pháp kí hiệu
Quan sát bản đồ các điểm du lịch của thanh Hoá và nhận xét những nội dung sau:
* Đối tượng thể hiện bản đồ
* Sự phân bố của đối tượng
* Kí hiệu bản đồ
*Đối tượng thể hiện: các điểm du lịch( cụ thể)
*Sử dụng các kí hiệu hình học để thể hiện đối tượng
*Các kí hiệu dược đặt ở nơi phân bố của các điểm du lịch
Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ như trên gọi là: Phương pháp kí hiệu theo điểm
a.Đối tượng biểu hiện:
Phương pháp kí hiệu biểu hiện các đối tượng theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
b. Các dạng kí hiệu:
A
U
AL
Quan sát các dạng kí hiệu bên và cho biết: phương pháp kí hiệu thường sử dụng máy loại kí hiệu?
Các dạng kí hiệu thường sử dụng:
*Kí hiệu chữ:dễ nhìn, không truyền đạt tốt số lượng
*Kí hiệu tượng hình: tính trực quan cao song cồng kềnh, không định vị chính xác vị trí của đối tượng
Kí hiệu hình học: dễ định vị, tiện so sánh. Thể hiện tốt nhất là hình tròn
c. Khả năng biểu đạt:
Quan sát bản đồ và cho biết: pp kí hiệu có khả năng biểu đạt những nội dung nào của đối tượng?
Khả nằng biểu đạt:
*Sự phân bố của các đối tượng
*Số lượng đói tượng(thông qua số lượng các kí hiệu nhà máy,đường dây,các trạm điện…)
Vị trí của đối tượng (các nhà máy, các trạm phát điện và hệ thống đường dây )
*Cấu trúc, chất lượng của đối tượng( nhiệt điện, thuỷ điện)
*Động lực phát triển(thể hiện thông qua các nhà máy thuỷ điện đang xây dựng)


2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động:
a. Khái niệm: PP kí hiệu đường chuyển động là PP thể hiện sự di chuyển của các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ
b. Kí hiệu:
* Dải băng
Mũi tên
c. Khả năng biểu hiện:
Qua bản đồ khí hậu, cho biết khả năng biểu hiện đói tượng của pp kí hiệu đường chuyển động?
Khả năng biểu hiện:
+ Hướng di chuyển của đối tượng (các loại gió, bão)
+ Số lượng đối tượng di chuyển(gió, bão)
+ Tốc độ di chuyển của đối tượng
Em có nhận xét gì về việc thể hiện đối tượng:gió, bão?
*Có sự di chuyển trong không gian *Được thể hiện bằng các mũi tên
3. Phương pháp chấm điểm:
a. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ bằng các điểm chấm có giá trị như nhau.
b.Khả năng biểu hiện:
Khả năng biểu hiện:
+Sự phân bố của đối tượng (dân bản địa )
+Số lượng của đối tượng ( thông qua mạt độ dấu chấm)
Em có nhận xét gì về sự phân bố khu vực cư trú của dâncư Châu Á
Mỗi dấu chấmtương ứng với một giá trị nào đó
Cho biết: các đối tượng địa lí được biểu hiên bằng phương pháp nào? khả năng biểu hiện của phương pháp chấm điểm?








Các phương pháp: phương pháp chấm điểm, phương pháp kí hiệu
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ:
a. Đối tượng biểu hiện:
Dân thành thị
Dân nông thôn
Bản đồ: Số dân thành thị, nông thôn tỉnh Thanh Hoá năm 2000
Quan sát và cho biết : bản đồ sử dụng phương tiện nào thể hiện đối tượng vàcác đối tượng trên bản đồ được biểu hiện như thế nào?
+Bản đồ sử dụng các biểu đồ ( đặt lên trên bản đồ)để thể hiện tổng cộng một hiện tượng địa lí( số dân TT, NT năm 2000)
+Các đối tượng trên bản đồ( dân TT, NT) phân bố trong các đơn vị lãnh thổ nhất định ( các huyện, thị xã, thành phố)
Dân thành thị
Dân nông thôn
Bản đồ: Số dân thành thị - nông thôn tỉnh Thanh Hoá năm 2000
Em hãy cho biết, các nội dung địa lí chủ yếu được thể hiện trong bản đồ bên bằng phương pháp: bản đồ - biểu đồ?
+Số dân thành thị tương ứng với các đơn vị hành chính
+Số dân nông thôn tương ứng với các đơn vị hành chính
+Mối quan hệ giữa số dân tt và nong thôn ở mỗi đơn vị hành chính
b.Khả năng biểu hiện:
*Biểu hiện số lượng của đối tượng
Vd: bản đồ vừa nêu thể hiên số lượng dân TT,Nt thông qua độ cao của biểu đồ cột
*Biểu hiện chất lượng của đối tượng
*Cơ cấu của đối tượng

c. Các phương pháp khác:
Ngoài 4 phương pháp trêncòn có các phương pháp khác biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ như: pp kí hiệu theo đường, pp đường đẳng trị, ppkhoanh vùng, pp nền chất lượng…
Mỗi pp biểu hiện có những ưu điểm và hạn chế riêng.
Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí khác
P.P. khoanh vùng(các ngữ hệ)
P.P.Đường đẳng trị(các độ cao)
BÀI TẬP CỦNG CỐ:
Điền nội dung thích hợp;
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)