BÀI 2 : MÀU SẮC VA PPSD

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Quang | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: BÀI 2 : MÀU SẮC VA PPSD thuộc Nghệ thuật

Nội dung tài liệu:




MÔN MỸ THUẬT
Bài : Màu sắc và PP sử dụng
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
COLOR
G.V THIẾT KẾ :NGUYỄN HỮU QUANG
Color
MÀU SẮC TRONG TỰ NHIÊN
BÀI DẠY: MÀU SẮC
MINERALS
MÀU SẮC TRONG TỰ NHIÊN

MÀU SẮC
TRONG CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
Màu sắc trong trang phục các dân tộc
Màu sắc trong các sản phẩm ứng dụng
VAI TRÒ CỦA MÀU SẮC
TRONG TRANG TRÍ NỘI,NGOẠI THẤT
MÀU SẮC TRONG TRANH HANG ĐỘNG,AI CẬP CỔ ĐẠI
MÀU SẮC TRONG HỘI HỌA
MÀU SẮC TRONG TRANH
MÀU SẮC TRONG TRANH
Tranh thiếu nhi
Tranh dân gian Việt Nam .
Màu sắc trong thiên nhiên
CƠ CHẾ THỤ CẢM
THỊ GIÁC MÀU
CƠ CHẾ CẢM NHẬN MÀU SẮC

Cơ chế vật lý
Cơ chế thụ cảm thị giác
Qua lăng kính thì bạn sẽ thấy ánh sáng được tách ra thành nhiều màu rất đẹp. Hiện tượng này đã được tự nhiên ứng dụng để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh mà bạn thỉnh thoảng bắt gặp là "cầu vồng".
Lab mô tả thành phần quang phổ của màu sắc.
Ánh sáng trắng khi qua lăng kính được tách thành các tia đơn sắc khác nhau
CƠ CHẾ VẬT LÝ

CÁC BƯỚC SÓNG CỦA MÀU SẮC
G.V:NGUYỄN HỮU QUANG
Hiệu ứng hoà sắc thị giác
Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta .

Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta.
Màu sắc là hiện tượng vật lý mà mắt chúng ta thấy được

Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận.

Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động.

Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn.
Màu sắc ngoài cái đẹp tự nhiên , còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà.
Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.


CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
Màu sắc là gì ? Những yếu tố nào giúp chúng ta nhận biết được màu sắc xung quanh ?
Vai trò của màu sắc đối với cuộc sống con người và trong nghệ thuật tạo hình ?
Màu sắc trong thiên nhiên ( Cỏ cây , hoa lá , côn trùng…) biến đổi như thế nào ?
Vai trò của màu sắc trong các sản phẩm công nghiệp có tầm quan trọng như thế nào ?
Màu sắc ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý,tình cảm… của con người như thế nào ? Anh (chị ) thích nhất màu nào ? Vì sao ?
Cho biết ý nghĩa của màu sắc (Đỏ,cam vàng…) những liên tưởng tâm lý về màu như :Liên tưởng về nhiệt độ, kích thước, tình cảm, âm thanh, mùi vị và hình ảnh ?
MÀU SẮC VÀ PP SỬ DỤNG
I-Khái niệm về màu sắc :
-Màu sắc là một cảm quan ánh sáng do mắt người trông thấy được với nhiều sắc độ khác nhau
Màu sắc có sẵn trong thiên nhiên, trong các sản phẩm công nghiệp, các loại hình trang trí : Trang trí trang phục, mỹ nghệ, nội-ngoại thất,sân khấu, điện ảnh, ấn loát…
Màu sắc là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng…
MÀU SẮC
II-Một số vấn đề cơ bản về màu sắc :

Màu gốc : Đỏ - Vàng – Xanh dương
Màu pha trộn :
Đỏ + Vàng = Cam( tỷ lệ màu 1/1)
Vàng + X.dương = Lục
X. dương + Đỏ =Tím
Các màu : Cam, lục, tím gọi là màu bậc I
Tương tự có thể pha trộn màu bậc II, bậc III…
3. Màu bổ túc : Là màu làm tăng cường độ lẫn nhau,có tác dụng làm cho màu bên cạnh trở nên quí hơn , đẹp hơn và sáng hơn .
VD : Đỏ -- Xanh lá cây
Vàng -- Tím và ngược lại…
Tương tự như vậy chúng ta có thể
tìm thêm được nhiều cặp màu bổ túc
khác nhau
( Trong vòng màu cơ bản,
màu bổ túc nằm ở vị trí đối nhau 180o.)
4. Màu tương phản
5.Màu nóng-Màu lạnh.
6. Đậm nhạt của màu sắc
CÁC DẠNG HOÀ SẮC

CÁC DẠNG HOÀ SẮC
Theo sắc:
+ Hoà sắc đơn sắc
+ Hoà sắc tương đồng
+ Hoà sắc tương phản
Theo độ bão hoà (Cường độ)
+ Hoà sắc tươi
+ Hoà sắc trầm
Hoà sắc tương đồng (1/2)
Tiệm biến về đậm nhạt và về sắc.
Tiệm biến về đậm nhạt
Tiệm biến về độ bão hoà
Tiệm biến về sắc
Hoà sắc tươi


Tiệm biến tương đồng
Tiệm biến tương phản
Hoà sắc trầm


Hoà sắc trầm trung tính
Hoà sắc trầm nóng
Hoà sắc tươi - trầm
So sánh các hoà sắc tương phản
Hoà sắc tương đồng


Tiệm biến về sắc
G.V ;NGUYỄN HỮU QUANG
SỰ ĐA DẠNG CỦA MÀU SẮC
CÁC THUẬT NGỮ
Sắc
Quang độ - Độ đậm nhạt
Cường độ - Độ bão hoà
(See Demo)
Cách pha màu và tô màu
Phương pháp pha màuCó 3 phương pháp pha màu:
1.    Phương pháp cộng: Là phương pháp pha ánh sáng màu. Nếu ta đem trộn ánh sáng của những bóng đèn phát màu, ta được kết quả như đã nêu. 
Đỏ  + Lục     = Vàng
Lục + Chàm = Lam     
Chàm + Đỏ   = Tím đỏ
Đỏ + Chàm + Lục = Trắng
Đỏ + vàng + chàm = Nâu đất 
Dựa vào quy luật trên, có thể điều chỉnh cường độ sáng của các đèn màu tạo ra đủ loại màu sắc.. 
Đặc điểm:_ Hai màu bổ túc pha với nhau cho ánh sáng trắng
_ Ánh sáng được pha có sắc độ sáng hơn màu khởi xuất.
2.    Phương pháp trừ :Là phương pháp hòa trộn các màu trên bảng pha màu, hòa trộn phẩm màu trong dung dịch màu, hoặc chồng 2 lớp màu ( mica, kính ) lên nhau. Phương pháp này, giới mỹ thuật sử dụng thường xuyên, ta cần đi sâu nắm vững các nguyên tắc pha màu theo phương pháp trừ.
♥ Pha các màu gốc: Đỏ + vàng = Cam
Vàng + Lam = Lục
Lam + Đỏ = Tím
Đỏ + Vàng + Lam = Đen
♥ Pha các màu lân cận:Ở vòng 6 màu cơ bản, cứ 2 màu đứng cạnh nhau lại cho ra một màu thứ 3. Hiện tượng này có thể tiếp tục mãi.  Ta có khái niệm về vòng màu cơ bản bậc 1, đến vòng màu cơ bản bậc 2, vòng màu bậc 3. Nếu tập hợp các vòng màu được pha vào trong một vòng màu, ta có một vòng màu gồm 12 màu, 24 màu…  
• Bậc 1
Dùng 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam cùng với các sắc độ màu khác nhau để tạo các màu khác nhau
• Bậc 2
Lấy hai trong 3 màu kia để tạo các màu khác. Ví dụ : nếu lấy màu đỏ cộng với màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ cộng với lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng cộng với màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây…
• Bậc 3
Từ lần thứ 2, ta có 6 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam  - da cam – xanh lá – tím. Phối các màu ở cạnh nhau, ta sẽ có những màu mới, ví dụ: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím.
♥ Pha các màu bổ túc hoặc gần bổ túc:
Cách pha màu này sẽ cho các màu xỉn, tối…
Ngoài cách pha màu hữu sắc với màu hữu sắc, ta còn có thể pha màu hữu sắc với vô sắc để được các màu sáng hơn hoặc tối hơn…
Đặc điểm phương pháp:
_ Hai bổ túc pha với nhau cho một màu trầm. ( gần với đen)
_ Pha càng nhiều loại màu với nhau thì màu pha ra càng đục…


3.  Phương pháp pha màu trong không gian
Là phương pháp không hòa trộn trực tiếp mà chỉ đem các vật liệu màu ( nét màu, điểm màu) đặt cạnh nhau. Phương pháp này dùng trong công nghệ sợi, dệt, in opset, tranh ghép mảnh… Bút pháp điểm họa của trường phái Ấn tượng cũng dùng phương pháp này. Khi ta đem hai màu đặt cạnh nhau, và nhìn ở một khoảng cách tương đối xa, sẽ thấy trong mắt hình thành màu tổng hợp của 2 màu trên.
_ Hai màu bổ túc pha ra cho màu trầm
_ Hai màu gần bổ  túc pha ra cho màu tương đối trầm, nghiêng về sắc của màu có tỉ lượng lớn hơn…
_Hai màu không bổ túc pha ra, cho một màu trung tính giữa 2 màu đó…
_ Hai màu càng xa nhau trong vòng màu thì khi pha với nhau càng giảm độ tươi
_ Độ sáng màu pha là độ sáng trung gian của màu  2 màu hỗn hợp
Đặc điểm:
3 màu gốc pha với nhau cho màu trầm nhạt
Các màu pha ra tươi hơn phương pháp trừ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)