Bài 2. Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh
Chia sẻ bởi Gia Hiếu |
Ngày 18/03/2024 |
101
Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh thuộc GD QP-AN 11
Nội dung tài liệu:
LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
BÀI 2:
LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
I- SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ:
1/ Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta:
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là lịch sử của một dân tộc có truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. LLVTND làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc nên luôn được sự chăm lo xây dựng của toàn dân, QĐNDVN từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu nên được sự tham gia ủng hộ của toàn dân.
Từ khi thành lập đến nay càng chiến đấu càng trưởng thành và đã hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, chúng ta đã xây dựng quân đội bằng chế độ tình nguyện tòng quân và chế độ nghĩa vụ quân sự.
Chế độ tình nguyện tòng quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã phát huy tác dụng trong những thời kì lịch sử đó, đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng quân đội.
Kế thừa và phát huy thắng lợi của chế độ tình nguyện tòng quân, năm 1960 miền Bắc bắt đầu thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, năm 1976 cả nước thống nhất cùng thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự nên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.
1/ Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta:
2/ Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:
Điều 77 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hôi chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: ” Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nhiện vụ quân sự và tham gia xây dựng QPTD”.
- Đối với Tổ quốc, mỗi công dân phải có những nghĩa vụ và quyền như:
Lao động, học tập, bầu cử, ứng cử…và bảo vệ Tổ quốc.
Hiến pháp khẳng định nghĩa vụ và quyền bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng và cao quý, điều đó nói lên ý nghĩa, vị trí của nghĩa vụ và quyền đó, do vậy mỗi công dân có bổn phận thực hiện đầy đủ.
- Luật NVQS quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình trong việc tổ chức thực hiện tạo điều kiện cho công dân hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc.
I- SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ:
1/ Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta:
2/ Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:
3/ Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội nhân dân thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:
- Nhiệm vụ hàng đầu của quân đội nhân dân ta là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân, đồng thời có nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước.
- Luật NVQS quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong thời bình để xây dựng lực lượng thường trực, đồng thời xây dựng, tích lũy lực lượng dự bị ngày càng hùng hậu để sẵn sàng động viên trong các tình huống cần thiết, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
I- SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ:
II/ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NVQS:
1. Giới thiệu khái quát về Luật NVQS
Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 đã được Quốc Hội khoá VII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ( 30/12/1981) thay thế luật nghĩa vụ quân sự năm 1960.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, trước yêu cầu của từng giai đoạn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Luật này đã được Quốc Hội lần lượt sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1994 và 2005.
Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi, bổ sung năm 2005 có 11 chương, 71 điều:
- Chương I: Những quy định chung. Từ điều 1 đến điều 11.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, những người không được làm nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhà trường và gia đình trong động viên, giáo dục và tạo điều kiện để công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình.
- Chương II: Việc phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ. Từ điều 12 đến điều 16.
Quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ và thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ.
- Chương III: Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ. Từ điều 17 đến điều 20.
Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở trường phổ thông trung học và quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Giới thiệu khái quát về Luật NVQS
- Chương IV: Việc nhập ngũ và xuất ngũ. Từ điều 21 đến điều 36.
Quy định về thời gian gọi nhập ngũ trong năm, số lượng công dân nhập ngũ, trách nhiệm của công dân có lệnh gọi nhập ngũ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc gọi công dân nhập ngũ và những trường hợp được hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn làm nghĩa vụ quân sự.
- Chương V: Việc phục vụ của hạ sỹ quan và binh sỹ dự bị. Từ điều 37 đến điều 44.
Quy định về hạng dự bị, hạn tuổi phục vụ của hạ sỹ quan binh sỹ ở ngạch dự bị và việc huấn luyện cho quân nhân dự bị.
- Chương VI: Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp. Từ điều 45 đến điều 48.
Quy định tiêu chuẩn trở thành quân nhân chuyên nghiệp; thời hạn phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp.
- Chương VII: Nghĩa vụ, quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị. Từ điều 49 đến điều 57.
Quy định quyền lợi, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị, chế độ chính sách đối với gia đình quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ và dự bị.
- Chương VIII: Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự. Từ điều 58 đến đều 62.
Quy định địa điểm đăng ký quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự.
- Chương IX: Việc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên. Từ điều 63 đến điều 68.
Quy định việc nhập ngũ, xuất ngũ trong trường hợp đặc biệt.
Chương X: Việc xử lý các vi phạm. Điều 69.
- Chương XI: Điều khoản cuối cùng. Điều 70, điều 71.
Quy định hiệu lực của Luật và trách nhiệm tổ chức thi hành Luật.
Giới thiệu khái quát về Luật NVQS
HỎI: Hãy nêu ngắn gọn truyền thống của dân tộc Việt Nam?
TRẢ LỜI: Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.
TRẢ LỜI: Lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc nên luôn được chăm lo xây dựng của toàn dân. Xây dưng và thực hiện nghĩa vụ quân sự đã, và sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng giúp chúng ta đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.
HỎI: Em cho biết chương I của luật nghĩa vụ quân sự gồm mấy điều, tóm tắt nội dung chương I?
TRẢ LỜI: Chương I: Những quy định chung. Từ điều 1 đến điều 11. (11 Điều)
Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, những người không được làm nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhà trường và gia đình trong động viên, giáo dục và tạo điều kiện để công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình.
II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG, CHUẨN BỊ CHO THANH NIÊN NHẬP NGŨ:
1- Những quy định chung:
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội.
Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị có nghĩa vụ trung thành tuyệt đối với tổ quốc, nhân dân, nhà nước XHCN.
Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị trong thời gian huấn luyện có quyền và nghĩa vụ của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định.
Công dân nam giới không phân biệt thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú có nghiã vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc toà án nhân dân tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân hoặc người đang bị giam giữ thì không được làm nghĩa vụ quân sự.
Riêng đối với công dân nữ ở trong độ tuổi từ 18 đến 40 có chuyên môn kỹ thuật cần cho quân đội trong thời bình có trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ.
2- Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ:
Nội dung chuẩn bị gồm có:
Huấn luyện quân sự phổ thông (giáo dục quốc phòng)
Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật cho quân đội
- Đăng kí NVQS và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi. Hằng năm, các địa phương tổ chức đăng kí NVQS lần đầu và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi nhằm nắm chắc lực lượng để làm kế hoạch gọi thanh niên nhập ngũ năm sau và để hướng dẫn mọi công tác chuẩn bị phục vụ tại ngũ cho thanh niên.
III/ PHỤC VỤ TẠI NGŨ TRONG THỜI BÌNH, XỬ LÍ CÁC VI PHẠM LUẬT NVQS:
1. Phục vụ tại ngũ trong thời bình:
Hàng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần. Đối tượng và độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như sau:
- Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định đối với công dân nam trong thời bình là từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.
- Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sỹ quan và binh sỹ là mười tám tháng. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sỹ quan chỉ huy, hạ sỹ quan và binh sỹ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sỹ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là hai mươi bốn tháng.
- Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Thời gian đào ngũ không được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ.
Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
+ Người chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của hội đồng khám sức khoẻ.
+ Người là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.
+ Người có anh, chị hoặc em ruột trong cùng một hộ gia đình là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
+ Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở một số vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh do Thủ tướng Chính phủ quy định; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở vùng nói trên.
+ Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.
+ Người đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định.
+ Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong 03 năm.
Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:
+ Con liệt sĩ, con thương binh hạng một, con bệnh binh hạng một.
+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.
+ Một con trai của thương binh hạng hai.
+ Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức đã phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn đã phục vụ được 24 tháng trở lên.
Chế độ chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sỹ phục vụ tại ngũ được quy định:
+ Đảm bảo chế độ vật chất và tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội.
+ Được hưởng chế độ nghỉ phép năm theo quy định.
+ Được hưởng chế độ phần trăm phụ cấp hàng tháng theo quy định.
+ Được tính thời gian công tác liên tục.
+ Được hưởng chế độ ưu tiên mua vé đi lại bằng phương tiện giao thông.
+ Được hưởng ưu đãi bưu phí.
+ Được tính nhân khẩu ở gia đình để hưởng chế độ điều chỉnh đất canh tác, diện tích nhà ở.
2. Xử lý các vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự:
Luật nghĩa vụ quân sự quy định: “ Người nào vi phạm các quy định về đăng kí NVQS, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái hoặc cản trở các quy định trên đây hoặc vi phạm các quy định khác của Luật NVQS, thì tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
HỎI: Vũ Văn An sinh ngày 12/8/1997 tháng 3/2009 có phải đến cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quân sự không ? tại sao ?
TRẢ LỜI : Công dân nam đủ 17 tuổi phải đến cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ.
HỎI: Trong thời bình, anh Lê Văn Kha sinh ngày 12/8/2001 có giấy gọi nhập ngũ vào ngày 3/3/2008, giấy gọi nhập ngũ đó có đúng luật không? tại sao?
HỎI: Trong thời bình, anh Vũ Văn Tí sinh ngày 12/7/1983 có giấy gọi nhập ngũ vào ngày 3/3/2008, anh ta không chấp hành, như vậy có vi phạm luật nghĩa vụ quân sự không? tại sao?
TRẢ LỜI: Độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân nam tronh thời bình là từ đủ 18 tuổi đên hết 25 tuổi.
HỎI: Trong thời bình, anh Đỗ Văn Bình là sinh viên năm thứ 2 trường đại học thương mại nhận được giấy gọi nhập ngũ vào ngày 3/3/2008, giấy gọi nhập ngũ đó có đúng luật không? tại sao?.....
TRẢ LỜI: Người đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định.Trong thời bình được tạm hoãn gọi hập ngũ.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH:
1) Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức:
Trong thời gian học tập tại nhà trường, HS nhất thiết phải học tập xong chương trình huấn luyện quân sự phổ thông ( GDQP ) nhằm xây dựng tinh thần yêu nước, yêu chế độ XHCN ngay từ khi tuổi còn trẻ, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể, có kỉ luật, trang bị những kiến thức phổ thông về quân sự để khi nhập ngũ có điều kiện thuận lợi tiếp tục học tập, rèn luyện trở thành người chiến sĩ tốt của Quân đội nhân dân hoặc hoàn thành được nhiệm vụ trong các tổ chức vũ trang khác của nhân dân.
2) Chấp hành quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Học sinh Chấp hành những quy định về đăng kí NVQS theo quy định cụ thể của Ban Chỉ huy Quân sự huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh) nơi cư trú và hướng dẫn của nhà trường.
c) Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe:
Kiểm tra sức khoẻ khi 17 tuổi để kiểm tra thể lực, phát hiện những bệnh tật và hướng dẫn công dân phòng bệnh, chữa bệnh để giữ vững và nâng cao sức khoẻ chuẩn bị cho việc nhập ngũ.
Học sinh phải có mặt đúng thời gian, địa điểm theo đúng quy định trong giấy gọi, trong khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thủ tục của phòng khám.
d) Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ:
Luật nghĩa vụ quân sự quy định về việc gọi nhập ngũ như sau:
Điều 21: “ Theo quyết định của Uỷ ban nhân dân, Chỉ huy trưởng Quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố, hoặc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày”.
Điều 22: “ Người được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh nhập ngũ, nếu không thể đúng thời gian thì phải có giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân. Người không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đã bị xử lí theo điều 69 của luật NVQS vẫn nằm trong diện gọi nhập ngũ cho đến khi hết 35 tuổi ”.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH:
*HỎI: Tại sao học sinh trong các trường phải huấn luyện quân sự phổ thông?
*TRẢ LỜI: Trang bị cho học sinh kiến thức quân sự phổ thông khi nhập ngũ có điều kiện thuận lợi học tập rèn luyện thành chiến sĩ tốt.
*HỎI: Trong qua trình học tập em xác định tinh thần thái độ học tập như thế nào?
*TRẢ LỜI: Học tập đầy đủ và có kết quả cao nhất , giúp đỡ bạn trong quá trình học tập.
*HỎI: sau khi học tập quân sự phổ thông em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế như thế nào?
* TRẢ LỜI: Xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể khoa học, kỷ luật, xây dung nếp sống văn minh trong và ngoài nhà trường.
V- HƯỚNG DẪN CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:
1. Trình bày sự cần thiết phải ban hành Luật nghĩa vụ quân sự?
Cần làm rõ 3 nội dung:
- Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta.
- Để phát huy quyền làm chủ của công dân, tạo điều kiện để công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Để đáp ứng với yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới.
2. Luật Nghĩa vụ quân sự đã sửa đổi bổ sung vào những ngày tháng năm nào? Luật gồm mấy chương, bao nhiêu điều?
Làm rõ ngày tháng năm sửa đổi, bổ sung, nội dung sửa đổi, bổ sung.
3. Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi dăng ký nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Câu hỏi này cần làm rõ 3 ý:
- Khái niệm nghĩa vụ quân sự.
- Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự:
- Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đang ký nghĩa vụ quân sự
4. Những trường hợp nào được miễn gọi nhập ngũ và hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?
Nêu đầy đủ các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ và hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.
5. Thời hạn phục vụ tại ngũ hạ sỹ quan, binh sỹ? Trường hợp nào được xuất ngũ trước thời hạn?
- Nêu thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Nêu các trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn như trong luật quy định.
6. Nghĩa vụ và quyền lợi của hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ và dự bị động viên? Trong thời gian hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ Nhà nước bảo đảm cho gia đình họ có những quyền lợi gì?
- Nêu đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ và dự bị động viên.
Nêu các quyền lợi gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ.
7. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng ký nghĩa vụ quân sự nói riêng?
Nêu 4 trách nhiệm của học sinh
ĐÁP ÁN NÀO ĐÚNG?
1/Luật NVQS có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
a) 9 chương, 71 điều
b) 12 chương, 81 điều
c) 11 chương, 71 điều
d) 12 chương, 71 điều
ĐÁP ÁN NÀO ĐÚNG?
2/ Lứa tuổi gọi nhập ngũ là nam công dân trong thời bình tuổi từ … đến hết …tuổi. Tuổi nhập ngũ tính theo ngày, tháng, năm sinh.
a) 18 - 25
b) 17 - 28
c) 19 - 27
d) 17 - 25
CHÚC QUÝ THẦY CÔ GIÁO CÙNG TOÀN THỂ CÁC EM HỌC SINH MỘT NĂM HỌC THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!
BÀI 2:
LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
I- SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ:
1/ Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta:
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là lịch sử của một dân tộc có truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. LLVTND làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc nên luôn được sự chăm lo xây dựng của toàn dân, QĐNDVN từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu nên được sự tham gia ủng hộ của toàn dân.
Từ khi thành lập đến nay càng chiến đấu càng trưởng thành và đã hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, chúng ta đã xây dựng quân đội bằng chế độ tình nguyện tòng quân và chế độ nghĩa vụ quân sự.
Chế độ tình nguyện tòng quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã phát huy tác dụng trong những thời kì lịch sử đó, đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng quân đội.
Kế thừa và phát huy thắng lợi của chế độ tình nguyện tòng quân, năm 1960 miền Bắc bắt đầu thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, năm 1976 cả nước thống nhất cùng thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự nên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.
1/ Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta:
2/ Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:
Điều 77 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hôi chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: ” Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nhiện vụ quân sự và tham gia xây dựng QPTD”.
- Đối với Tổ quốc, mỗi công dân phải có những nghĩa vụ và quyền như:
Lao động, học tập, bầu cử, ứng cử…và bảo vệ Tổ quốc.
Hiến pháp khẳng định nghĩa vụ và quyền bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng và cao quý, điều đó nói lên ý nghĩa, vị trí của nghĩa vụ và quyền đó, do vậy mỗi công dân có bổn phận thực hiện đầy đủ.
- Luật NVQS quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình trong việc tổ chức thực hiện tạo điều kiện cho công dân hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc.
I- SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ:
1/ Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta:
2/ Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:
3/ Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội nhân dân thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:
- Nhiệm vụ hàng đầu của quân đội nhân dân ta là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân, đồng thời có nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước.
- Luật NVQS quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong thời bình để xây dựng lực lượng thường trực, đồng thời xây dựng, tích lũy lực lượng dự bị ngày càng hùng hậu để sẵn sàng động viên trong các tình huống cần thiết, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
I- SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ:
II/ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NVQS:
1. Giới thiệu khái quát về Luật NVQS
Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 đã được Quốc Hội khoá VII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ( 30/12/1981) thay thế luật nghĩa vụ quân sự năm 1960.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, trước yêu cầu của từng giai đoạn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Luật này đã được Quốc Hội lần lượt sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1994 và 2005.
Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi, bổ sung năm 2005 có 11 chương, 71 điều:
- Chương I: Những quy định chung. Từ điều 1 đến điều 11.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, những người không được làm nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhà trường và gia đình trong động viên, giáo dục và tạo điều kiện để công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình.
- Chương II: Việc phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ. Từ điều 12 đến điều 16.
Quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ và thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ.
- Chương III: Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ. Từ điều 17 đến điều 20.
Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở trường phổ thông trung học và quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Giới thiệu khái quát về Luật NVQS
- Chương IV: Việc nhập ngũ và xuất ngũ. Từ điều 21 đến điều 36.
Quy định về thời gian gọi nhập ngũ trong năm, số lượng công dân nhập ngũ, trách nhiệm của công dân có lệnh gọi nhập ngũ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc gọi công dân nhập ngũ và những trường hợp được hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn làm nghĩa vụ quân sự.
- Chương V: Việc phục vụ của hạ sỹ quan và binh sỹ dự bị. Từ điều 37 đến điều 44.
Quy định về hạng dự bị, hạn tuổi phục vụ của hạ sỹ quan binh sỹ ở ngạch dự bị và việc huấn luyện cho quân nhân dự bị.
- Chương VI: Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp. Từ điều 45 đến điều 48.
Quy định tiêu chuẩn trở thành quân nhân chuyên nghiệp; thời hạn phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp.
- Chương VII: Nghĩa vụ, quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị. Từ điều 49 đến điều 57.
Quy định quyền lợi, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị, chế độ chính sách đối với gia đình quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ và dự bị.
- Chương VIII: Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự. Từ điều 58 đến đều 62.
Quy định địa điểm đăng ký quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự.
- Chương IX: Việc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên. Từ điều 63 đến điều 68.
Quy định việc nhập ngũ, xuất ngũ trong trường hợp đặc biệt.
Chương X: Việc xử lý các vi phạm. Điều 69.
- Chương XI: Điều khoản cuối cùng. Điều 70, điều 71.
Quy định hiệu lực của Luật và trách nhiệm tổ chức thi hành Luật.
Giới thiệu khái quát về Luật NVQS
HỎI: Hãy nêu ngắn gọn truyền thống của dân tộc Việt Nam?
TRẢ LỜI: Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.
TRẢ LỜI: Lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc nên luôn được chăm lo xây dựng của toàn dân. Xây dưng và thực hiện nghĩa vụ quân sự đã, và sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng giúp chúng ta đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.
HỎI: Em cho biết chương I của luật nghĩa vụ quân sự gồm mấy điều, tóm tắt nội dung chương I?
TRẢ LỜI: Chương I: Những quy định chung. Từ điều 1 đến điều 11. (11 Điều)
Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, những người không được làm nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhà trường và gia đình trong động viên, giáo dục và tạo điều kiện để công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình.
II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG, CHUẨN BỊ CHO THANH NIÊN NHẬP NGŨ:
1- Những quy định chung:
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội.
Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị có nghĩa vụ trung thành tuyệt đối với tổ quốc, nhân dân, nhà nước XHCN.
Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị trong thời gian huấn luyện có quyền và nghĩa vụ của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định.
Công dân nam giới không phân biệt thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú có nghiã vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc toà án nhân dân tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân hoặc người đang bị giam giữ thì không được làm nghĩa vụ quân sự.
Riêng đối với công dân nữ ở trong độ tuổi từ 18 đến 40 có chuyên môn kỹ thuật cần cho quân đội trong thời bình có trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ.
2- Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ:
Nội dung chuẩn bị gồm có:
Huấn luyện quân sự phổ thông (giáo dục quốc phòng)
Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật cho quân đội
- Đăng kí NVQS và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi. Hằng năm, các địa phương tổ chức đăng kí NVQS lần đầu và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi nhằm nắm chắc lực lượng để làm kế hoạch gọi thanh niên nhập ngũ năm sau và để hướng dẫn mọi công tác chuẩn bị phục vụ tại ngũ cho thanh niên.
III/ PHỤC VỤ TẠI NGŨ TRONG THỜI BÌNH, XỬ LÍ CÁC VI PHẠM LUẬT NVQS:
1. Phục vụ tại ngũ trong thời bình:
Hàng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần. Đối tượng và độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như sau:
- Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định đối với công dân nam trong thời bình là từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.
- Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sỹ quan và binh sỹ là mười tám tháng. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sỹ quan chỉ huy, hạ sỹ quan và binh sỹ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sỹ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là hai mươi bốn tháng.
- Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Thời gian đào ngũ không được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ.
Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
+ Người chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của hội đồng khám sức khoẻ.
+ Người là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.
+ Người có anh, chị hoặc em ruột trong cùng một hộ gia đình là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
+ Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở một số vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh do Thủ tướng Chính phủ quy định; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở vùng nói trên.
+ Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.
+ Người đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định.
+ Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong 03 năm.
Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:
+ Con liệt sĩ, con thương binh hạng một, con bệnh binh hạng một.
+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.
+ Một con trai của thương binh hạng hai.
+ Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức đã phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn đã phục vụ được 24 tháng trở lên.
Chế độ chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sỹ phục vụ tại ngũ được quy định:
+ Đảm bảo chế độ vật chất và tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội.
+ Được hưởng chế độ nghỉ phép năm theo quy định.
+ Được hưởng chế độ phần trăm phụ cấp hàng tháng theo quy định.
+ Được tính thời gian công tác liên tục.
+ Được hưởng chế độ ưu tiên mua vé đi lại bằng phương tiện giao thông.
+ Được hưởng ưu đãi bưu phí.
+ Được tính nhân khẩu ở gia đình để hưởng chế độ điều chỉnh đất canh tác, diện tích nhà ở.
2. Xử lý các vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự:
Luật nghĩa vụ quân sự quy định: “ Người nào vi phạm các quy định về đăng kí NVQS, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái hoặc cản trở các quy định trên đây hoặc vi phạm các quy định khác của Luật NVQS, thì tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
HỎI: Vũ Văn An sinh ngày 12/8/1997 tháng 3/2009 có phải đến cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quân sự không ? tại sao ?
TRẢ LỜI : Công dân nam đủ 17 tuổi phải đến cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ.
HỎI: Trong thời bình, anh Lê Văn Kha sinh ngày 12/8/2001 có giấy gọi nhập ngũ vào ngày 3/3/2008, giấy gọi nhập ngũ đó có đúng luật không? tại sao?
HỎI: Trong thời bình, anh Vũ Văn Tí sinh ngày 12/7/1983 có giấy gọi nhập ngũ vào ngày 3/3/2008, anh ta không chấp hành, như vậy có vi phạm luật nghĩa vụ quân sự không? tại sao?
TRẢ LỜI: Độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân nam tronh thời bình là từ đủ 18 tuổi đên hết 25 tuổi.
HỎI: Trong thời bình, anh Đỗ Văn Bình là sinh viên năm thứ 2 trường đại học thương mại nhận được giấy gọi nhập ngũ vào ngày 3/3/2008, giấy gọi nhập ngũ đó có đúng luật không? tại sao?.....
TRẢ LỜI: Người đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định.Trong thời bình được tạm hoãn gọi hập ngũ.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH:
1) Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức:
Trong thời gian học tập tại nhà trường, HS nhất thiết phải học tập xong chương trình huấn luyện quân sự phổ thông ( GDQP ) nhằm xây dựng tinh thần yêu nước, yêu chế độ XHCN ngay từ khi tuổi còn trẻ, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể, có kỉ luật, trang bị những kiến thức phổ thông về quân sự để khi nhập ngũ có điều kiện thuận lợi tiếp tục học tập, rèn luyện trở thành người chiến sĩ tốt của Quân đội nhân dân hoặc hoàn thành được nhiệm vụ trong các tổ chức vũ trang khác của nhân dân.
2) Chấp hành quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Học sinh Chấp hành những quy định về đăng kí NVQS theo quy định cụ thể của Ban Chỉ huy Quân sự huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh) nơi cư trú và hướng dẫn của nhà trường.
c) Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe:
Kiểm tra sức khoẻ khi 17 tuổi để kiểm tra thể lực, phát hiện những bệnh tật và hướng dẫn công dân phòng bệnh, chữa bệnh để giữ vững và nâng cao sức khoẻ chuẩn bị cho việc nhập ngũ.
Học sinh phải có mặt đúng thời gian, địa điểm theo đúng quy định trong giấy gọi, trong khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thủ tục của phòng khám.
d) Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ:
Luật nghĩa vụ quân sự quy định về việc gọi nhập ngũ như sau:
Điều 21: “ Theo quyết định của Uỷ ban nhân dân, Chỉ huy trưởng Quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố, hoặc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày”.
Điều 22: “ Người được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh nhập ngũ, nếu không thể đúng thời gian thì phải có giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân. Người không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đã bị xử lí theo điều 69 của luật NVQS vẫn nằm trong diện gọi nhập ngũ cho đến khi hết 35 tuổi ”.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH:
*HỎI: Tại sao học sinh trong các trường phải huấn luyện quân sự phổ thông?
*TRẢ LỜI: Trang bị cho học sinh kiến thức quân sự phổ thông khi nhập ngũ có điều kiện thuận lợi học tập rèn luyện thành chiến sĩ tốt.
*HỎI: Trong qua trình học tập em xác định tinh thần thái độ học tập như thế nào?
*TRẢ LỜI: Học tập đầy đủ và có kết quả cao nhất , giúp đỡ bạn trong quá trình học tập.
*HỎI: sau khi học tập quân sự phổ thông em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế như thế nào?
* TRẢ LỜI: Xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể khoa học, kỷ luật, xây dung nếp sống văn minh trong và ngoài nhà trường.
V- HƯỚNG DẪN CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:
1. Trình bày sự cần thiết phải ban hành Luật nghĩa vụ quân sự?
Cần làm rõ 3 nội dung:
- Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta.
- Để phát huy quyền làm chủ của công dân, tạo điều kiện để công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Để đáp ứng với yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới.
2. Luật Nghĩa vụ quân sự đã sửa đổi bổ sung vào những ngày tháng năm nào? Luật gồm mấy chương, bao nhiêu điều?
Làm rõ ngày tháng năm sửa đổi, bổ sung, nội dung sửa đổi, bổ sung.
3. Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi dăng ký nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Câu hỏi này cần làm rõ 3 ý:
- Khái niệm nghĩa vụ quân sự.
- Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự:
- Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đang ký nghĩa vụ quân sự
4. Những trường hợp nào được miễn gọi nhập ngũ và hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?
Nêu đầy đủ các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ và hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.
5. Thời hạn phục vụ tại ngũ hạ sỹ quan, binh sỹ? Trường hợp nào được xuất ngũ trước thời hạn?
- Nêu thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Nêu các trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn như trong luật quy định.
6. Nghĩa vụ và quyền lợi của hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ và dự bị động viên? Trong thời gian hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ Nhà nước bảo đảm cho gia đình họ có những quyền lợi gì?
- Nêu đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ và dự bị động viên.
Nêu các quyền lợi gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ.
7. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng ký nghĩa vụ quân sự nói riêng?
Nêu 4 trách nhiệm của học sinh
ĐÁP ÁN NÀO ĐÚNG?
1/Luật NVQS có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
a) 9 chương, 71 điều
b) 12 chương, 81 điều
c) 11 chương, 71 điều
d) 12 chương, 71 điều
ĐÁP ÁN NÀO ĐÚNG?
2/ Lứa tuổi gọi nhập ngũ là nam công dân trong thời bình tuổi từ … đến hết …tuổi. Tuổi nhập ngũ tính theo ngày, tháng, năm sinh.
a) 18 - 25
b) 17 - 28
c) 19 - 27
d) 17 - 25
CHÚC QUÝ THẦY CÔ GIÁO CÙNG TOÀN THỂ CÁC EM HỌC SINH MỘT NĂM HỌC THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Gia Hiếu
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)