Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)

Chia sẻ bởi Ðô Thanh Nhan | Ngày 09/05/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Bài 2: LIÊN XÔ
VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991)
LIÊN BANG NGA (1991-2000)

II/ LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1991:
1/ Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô:
a/ Hoàn cảnh:
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, tài chính của nhiều nước trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, Liên Xô chậm đề ra những biện pháp sửa đổi thích ứng với tình hình mới.
 Cuối những năm 70 đầu những năm 80, nền kinh tế Liên Xô dần dần bộc lộ những dấu hiệu suy thoái.

Đời sống chính trị diễn biến phức tạp, xuất hiện tư tưởng & 1 số nhóm đối lập chống lại ĐCS và Nhà nước Xô viết.
b/ Quá trình tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô
Đất nước ngày càng khủng hoảng, rối loạn. Nhiều cuộc bãi công nổ ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hoà đòi lo khai tự trị, nội bộ Đảng bất đồng các thế lực chống XHCN hoạt động tích cực.
_19/08/91 đến 21/08/91, một cuộc chính biến diễn ra nhằm lật đổ Goócbachốp nhưng thất bại, Goóc tuyên bố từ chức Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô, giải tán Uỷ ban Trung ương Đảng, ĐCS Liên Xô bị đình chỉ hoặc động , Chính phủ Liên bang bị tê liệt.
_21/12/91, Cộng đồng các quốc gia độc lập (gọi tắt là SNG) được thành lập do lãnh đạo 11 nước Cộng hoà trong Liên bang.
 Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã.
_25/12/91, Goóc từ chức Tổng thống, lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.
_Trước tình hình của đất nước và thế giới, tháng 3/1985 M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô tiến hành cải tổ. Thực hiện theo đường lối “Cải tổ kinh tế triệt để” nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạnh khủng hoảng nhưng do phạm nhiều sai lầm nên làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.
2/ Sự khủng hoảng chế độ XHCN ở Châu Âu
a/ Hoàn cảnh:
Song song bên sự khủng hoảng kinh tế, chính trị của Liên Xô, cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 cũng làm cho nền kinh tế của Đông Âu bước vào tình trạnh khủng hoảng, trì trệ.
Lòng tin của nhân dân vào ĐCS và Nhà nước ngày càng giảm sút.
b/ Quá trình tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu:
Những sai lầm của biện pháp cải cách công với sự bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các nhóm chống đối làm cho cuộc khủng hoảng thêm gay gắt.
Trước tình hình đó, ban lãnh đạo các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo Đảng, từ bỏ CNXH, chấp nhận chế độ đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử.
Chấm dứt chế độ XHCN ở Đông Âu.
Cuộc khủng hoảng từ cuối 1989, nhiều người từ Đông Đức chạy sang Tây Đức, “bức tường Béclin” bị phá bỏ.
Ngày 003/10/90, nước Đức thống nhất với sự sát nhập Cộng hoà Dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức.
3/ Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Tuy công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đem lại nhiều thành tựu to lớn, thúc đẩy ra phát triển kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu, nhưng dần dần chính những sai lầm và khuyết tật đã làm xói mòn, dẫn tới sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989-1991.
Nguyên nhân:
Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện, sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
Không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế và xã hội.
Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học, 1 bước lùi tạm thời của CNXH.


III/ LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991-2000
Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở ngước ngoài.
Về kinh tế,


Về chính trị, tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.
Đối nội, nước Nga phải đối mặt với 2 thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các Đảng phái và vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phòng trào li khai ở vùng Trécxnia.
Đối ngoại, một mặc Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước Châu Á.
Từ năm 2000, V. Putin lên làm tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế dần được phục hồi và phát triển, chính trị và xã hội tương đối ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.
Tuy vậy nước Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu – Á.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ðô Thanh Nhan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)