BÀI 2 LỊCH SỬ NGHỆ AN LỚP 7
Chia sẻ bởi Trình Thị Chung |
Ngày 10/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: BÀI 2 LỊCH SỬ NGHỆ AN LỚP 7 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
TU ẦN 32..
TIẾT 57- BÀI 2: NGHỆ AN TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV.
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
+ Nhân dân Nghệ An đã tích cực lao động sản xuất.
+ Phát triển VH- GD.
+ Anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm.
2. Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu quê hương Nghệ An , có ý thức kế thừa truyền thống của quê hương, bảo vệ và gìn giữ, trân trọng những tấm gương đã đóng góp công sức, xương máu cho nên độc lập dân tộc.
3. Kĩ năng:
+ So sánh, kể chuyện, rút ra nhận xét
II/ Thiết bị dạy học:
+ Tranh ảnh, tài liệu, bản đồ hành chính Nghệ An ( TK X- TK XV) nếu có.
III/ Hoạt động dạy học:
1. Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ. + Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã được học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX . Trong giai đoạn này quê hương Nghệ An chúng ta cũng có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc, để hiểu rõ hơn hôm nay chúng ta tìm hiểu.
GV treo lược đồ hành chính việt nam ngày nay, yêu cầu HS quan sát và nêu câu hỏi nhận biết:
? Nghệ An giáp với tỉnh nào? ( gv chỉ bản đồ) Phía bắc giáp Thanh Hóa, Phía nam giáp Hà Tĩnh
? Tên gọi Nghệ An xuất hiện từ khi nào?
Thời Lí Nghệ An gồm 2 lộ: Diễn Châu và Hoan Châu. Năm 1036 nhà Lý đổi Hoan châu thành Nghệ An và tên gọi Nghệ An xuất hiện từ đó
- Thêi Nguyễn, vua Minh Mạng chia Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh ( 1831) cho tới ngày nay.
- GV yêu cầu HS đọc mục 2.sgk.
? Tình hình chính trị- xã hội ở Nghệ An từ thế kỉ X- XV có gì nổi bật?
- Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Nghệ An là vùng đất xa xôi chưa được Nhà nước quan tâm.
- Thời Lý,Trần, Hồ, Lê sơ, triều đình cử các quan thuộc dòng dõi tôn thất vào trấn trị, xem Nghệ An là " phên dậu" của Đại Việt.
- Cuối thời Trần và Lê sơ, một số vùng Nghệ An diễn ra nạn cát cứ và các cuộc K/N chống triều đình. Ngoài ra còn phải thường xuyên đối phó với sự xâm lấn của Chăm Pa và Vạn Tượng.
? Kinh tế Nghệ An thời kì này có sự chuyển biến như thế nào?
- Dưới triều Lý, Trần công việc đi khai hoang các vùng đất mới được đẩy mạnh, cư dân đông dúc xóm làng mọc lên nhiều. Đặc biệt trong thời gian Lý Nhật Quang làm tri châu Nghệ An ( 1041) ông đã lập lị ở xã Bạch Đường và chủ trương khai phá vùng đất đai quy mô lớn ở Nghệ An…
? Đời sống VH ở Nghệ An giai đoạn này như thế nào?
? Trong lĩnh vực giáo dục, Nghệ An như thế nào? Em hãy kể một vài học trò ưu tú trong thời kì này?
-Nghệ An được mệnh danh là đất hiếu học, thời Trần đã xuất hiện nhiều học trò ưu tú xứ Nghệ ngày càng nhiều qua các kì thi Hội, thi Đình
- Năm 1266, Bạch Liêu người làng Nguyên Xá( Mã Thành- Yên Thành) đỗ trạng nguyên. Ông được xem là vị “ tổ khai hoa”của đất Nghệ, có người trở thành nhà văn hóa nổi tiếng mà tiêu biểu là Hồ Tông Thốc quê ở Quỳ Trạch( nay là Thọ Thành-Yên Thành) tác giả của bộ sử Việt sử cương mục, Việt nam thế chí…
? Nghệ An có công lao gì trong cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên- Mông?
- Trong 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông nhiều con em Nghệ An đã trực tiếp đóng góp công sức xương m
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trình Thị Chung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)