Bài 2-Lịch sử Đảng CSVN

Chia sẻ bởi Trần Thanh Nhĩ | Ngày 27/04/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: Bài 2-Lịch sử Đảng CSVN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÀI 2
1.Cao trào cách mạng 1930-1931, cuộc đấu tranh khôi phục và phát triển phong trào cách mạng 1932-1935.
2.Cao trào vận động dân chủ chống phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, cơm áo, hòa bình
4.Một số kinh nghiệm rút ra từ Cách mạng Tháng Tám.
NỘI DUNG
3.Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc 1939-1945 và cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám
1.Cao trào cách mạng 1930-1931, cuộc đấu tranh khôi phục và phát triển PTCM 1932-1935.
a.Cao trào cách mạng 1930-1931.
-Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nổ ra làm cho nền kinh tế của CNTB suy yếu nghiêm trọng. Để thoát khỏi khủng hoảng, CNTB đã tăng cường áp bức bóc lột quần chúng nhân dân lao động, nhất là ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
-Ở Việt Nam, td Pháp đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thi hành chính sách bóc lột tàn bạo. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với td Pháp ngày càng thêm sâu sắc.
-Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, nhân dân cả nước đã đứng lên chống sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp.
-Từ cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930, phong trào cách mạng 1930-1931 đã phát triển thành cao trào có quy mô rộng lớn trong cả nước.
-Cao trào cách mạng công nông nổ ra sôi nổi và quyết liệt nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Quần chúng cách mạng đã giành chính quyền, làm chủ ở một số nơi, sau đó gọi là Xô viết Nghệ-Tĩnh.

-Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, thẳng tay đàn áp, dìm phong trào trong bể máu, đã gây cho phong trào cách mạng những khó khăn tổn thất về nhiều mặt.
-Phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống.
*Ý nghĩa:
Cao trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cách mạng, để lại cho Đảng và nhân dân ta nhiều bài học quý báu, mở đường cho thắng lợi sau này.

b.Cuộc đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng 1932-1935
-Sau cao trào cách mạng 1930-1931, thực dân Pháp đã thi hành chính sách khủng bố, đàn áp hết sức tàn bạo nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản. Hoạt động của các tổ chức đảng gặp nhiều khó khăn.
-Đảng vẫn kiên trì giữ vững đường lối CM. Các chiến sĩ cộng sản đã biến nhà tù đế quốc thành trường học CM.
-Đầu năm 1934, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng CS Đông Dương được thành lập.
Sự phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào CM quần chúng là cơ sở  ĐH I của Đảng.
-Từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 3 năm 1935, tại Ma Cao (Trung Quốc) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng đã họp.
-Đại hội đã đề ra ba nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: củng cố và phát triển Đảng; đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng, mở rộng ảnh hưởng của Đảng; mở rộng tiền tuyến chống đế quốc, chống chiến tranh đế quốc...
-Đại hội đã khôi phục hệ thống tổ chức Đảng từ trung ương đến địa phương. Nhờ đó cách mạng đã vượt qua thời kỳ thoái trào, tiến tới một cao trào mới – cao trào 1936-1939.
2.Cao trào vận động dân chủ chống phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, cơm áo, hòa bình.
-Tháng 7-1936, Hội nghị Ban Chấp hành trung ương đã nhận định: mục tiêu nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ và hòa bình.
-Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương).
Những chủ trương của Đảng đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng và nguyện vọng của nhân dân lúc đó, thôi thúc quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh, tạo ra một cao trào mới.
-Mở đầu là phong trào đấu tranh đòi triệu tập đại hội Đông Dương.
-Trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, Đảng đã triệt để sử dụng báo chí công khai làm vũ khí đấu tranh cách mạng.
-Tháng 3-1937, Đảng quyết định tham gia cuộc đấu tranh ở nghị trường.
*Ý nghĩa:
-Cao trào cách mạng 1936-1939 đã xây dựng được đội quân chính trị to lớn, được giác ngộ gồm hàng triệu quần chúng để chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh cứu nước giải phóng dân tộc.
-Qua cuộc vận động dân chủ rộng lớn, ảnh hưởng và uy tín của Đảng được mở rộng và nâng cao trong quần chúng.
-Cao trào cách mạng 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
3.Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc 1939-1945 và cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.
-Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ (9-1939) đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến nước ta. Thực dân Pháp đã thi hành chính sách phát xít tăng cường đàn áp, khủng bố, bóc lột nhân dân ta.
-Đảng đã chỉ thị cho toàn Đảng rút vào hoạt động bí mật, phát triển lực lượng chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa và đấu tranh giành chính quyền.
-Ngày 27/9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn; đêm 23/11/1940 khởi nghĩa Nam kỳ; ngày 13.1/1941 binh biến ở Đô Lương.
-Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh chính thức được thành lập và công bố chương trình cứu nước.
-Trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng, lực lượng vũ trang quần chúng, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã ra đời ngày 22-12-1944. Đến cuối năm 1944, không khí chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa sục sôi khắp cả nước.
-Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp, chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc, tức chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam.

-Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945, hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định điều kiện Tổng khởi nghĩa đã chin muồi, Đảng phải lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
-Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân cũng được khai mạc tại Tân Trào (Tuyên Quang). Đại hội đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua lệnh khởi nghĩa và các chính sách lớn của Việt Minh.
-Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã đứng lên tham gia khởi nghĩa. Từ 14-8-1945, một số địa phương ở miền Bắc đã tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
-Ngày 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa đã nổ ra và giành thắng lợi ở Hà Nội.
-Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa ở Huế.
-Ngày 25-8-1945, Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi.
Đây là những cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa quyết định, góp phần vào thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám trên phạm vi cả nước.
*Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
THÀNH LẬP ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GPQ 22/12/1944
Đình Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang) nơi diễn ra Đại hội Quốc dân cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), ngày 16-8-1945
CỜ TỔ QUỐC treo tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, tháng 8-1945
Lễ tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945
Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 3-11-1946
*Ý Nghĩa:
-Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi là bước phát triển nhảy vọt vĩ đại, đánh dấu một cuộc biến đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó là một trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử của dân tộc ta.
-Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là kết quả của 15 năm trực tiếp lãnh đạo của Đảng, là thắng lợi của chủ nghĩa Mác – Lê nin được Đảng ta vận dụng sáng tạo và phát triển vào Việt Nam.

4.Một số kinh nghiệm rút ra từ CMTT.
-Giương cao ngọn cờ ĐLDT, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống ĐQ và PK.
-Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh C-N.
-Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
-Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.
-Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
-Xây dựng một đảng Mác – Lê nin đủ sức lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Nhĩ
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)