Bài 2. Hệ Quản trị CSDL

Chia sẻ bởi Trịnh Quang Quyền | Ngày 25/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Hệ Quản trị CSDL thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:





I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố khái niệm hệ QTCSDL;
- Biết các chức năng của hệ QTCSDL: tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết xuất thông tin;
- Biết được hoạt động tương tác của các thành phần trong một hệ QTCSDL;
- Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL;
- Biết các bước xây dựng CSDL

II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, giáo án.
Học sinh: Sách giáo khoa.

III. Tiến trình thực hiện :
1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2/ Bài cũ: Thế nào là CSDL? Hệ QTCSDL?
3/. Bài mới :
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA HỆ QTCSDL.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng – trình chiếu

GV:Hãy nhắc lại khái niệm hệ QTCSDL? cho biết hệ QTCSDL có những chức năng?
HS:Nhắc lại khái niệm.
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo SGK, thảo luận và trình bày ngắn gọn các chức năng cơ bản của hệ QT CSDL.
HS:Tham khảo Sgk, thảo luận và trình bày các chức năng cơ bản của hệ QT CSDL:

( Giáo viên chốt các chức năng: Cung cấp môi trường tạo lập CSDL; Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin; Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL.
HS: Tiếp thu kiến thức và ghi bài.
( Giáo viên nhấn mạnh các khái niệm: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, ngôn ngữ thao tác dữ liệu.

GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu, thảo luận chức năng cung cấp công cụ kiểm soát và điều khiển việc truy cập vào CSDL.
HS: Thảo luận và nêu được các chức năng.
a) Cung cấp môi trường tạo lập CSDL:
Mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin, và các ràng buộc trên dữ liệu được lưu trữ trong CSDL.
Với các hệ QTCSDl hiện nay, người dùng có thể tạo lập CSDL thông qua các giao diện đồ hoạ

b) Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin:
Thông qua ngôn ngữ thao tác dữ liệu, người ta thực hiện được các thao tác sau:
Cập nhật: Nhập, sửa, xóa dữ liệu
Khai thác: Sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất báo cáo, …

c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL
Thông qua ngôn ngữ đìều khiển dữ liệu để đảm bảo:
- Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.
- Duy trì tính nhất quán của dữ liệu.
- Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời.
- Khôi phục CSDL khi có sự cố.
- Quản lý các mô tả dữ liệu.




Hoạt động 2 : HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT HỆ QT CSDL
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng – trình chiếu

GV: Yêu cầu hs xem hình 12/SGK, thảo luận theo nhóm và cho biết:
hệ QTCSDL gồm những thành phần nào? chức năng của các thành phần đó?
Hệ QTCSDL có quản lý và làm việc trực tiếp với CSDL? vì sao?
Qua đó ta thấy hệ QTCSDL đóng vai trò như thế nào?
HS: Thảo luận và trình bày.
( GV Kết luận.
Hỏi: Việc quản lý các tệp do đâu thực hiện?
HS: Nghiên cứu Sgk và trả lời câu hỏi.
- Hệ QTCSDL có 02 thành phần chính:
Bộ xử lý truy vấn và Bộ quản lý dữ liệu

* Bộ xử lý truy vấn: tiếp nhận các truy vấn trực tiếp của người dùng và tổ chức thực hiện các chương trình ứng dụng. Nếu không có bộ xử lý truy vấn thì các chương trình ứng dụng không thể thực hiện được các truy vấn, không thể liên hệ với dữ liệu trong CSDL.
* Bộ quản lý dữ liệu
* Hệ QTCSDL không quản lý và làm việc trực tiếp CSDL mà chỉ quản lý cấu trúc của các bảng trong CSDL. Nhằm làm cho hệ QTCSDL trở nên gọn, nhẹ; độc lập giữa hệ QTCSDL với dữ liệu; độc lập giữa lưu trữ và xử lí.
- Việc quản lý tệp do HĐH thực hiện.


Hoạt động 3 : VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI KHI LÀM VIỆC VỚI HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng – trình chiếu

GV: Yêu cầu học sinh xem SGK, thảo luận theo nhóm và cho biết
+ Con người đóng vai trò như thế nào khi làm việc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Quang Quyền
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)