Bài 2. Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu

Chia sẻ bởi Châu Quốc Phong | Ngày 25/04/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Tuần: 2, 3
Tiết: 4, 5
Ngày soạn: 15/08/11
§2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU


MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Về kiến thức: Hs hiểu định nghĩa Hệ QTCSDL và phân biệt được CSDL với Hệ QTCSDL.
Về kỹ năng: Nắm được các yêu cầu cơ bản của Hệ CSDL và một số ứng dụng của nó.
Về thái độ: Hướng Hs xây dựng được một CSDL đơn giản của một tổ chức mà em biết.
CHUẨN BỊ:
GV: ĐDDH (tranh vẽ Sơ đồ hoạt động của hệ QTCSDL).
HS: Đọc trước SGK ở nhà.
PP: Diễn giảng, pháp vấn.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu khái niệm CSDL? Nêu một số ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết?
Hãy phân biệt CSDL với Hệ QTCSDL?
Bài mới:
NỘI DUNG GHI BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ







1. Các Chức năng của Hệ QTCSDL:
Hệ QTCSDL là một phần mềm cho phép tạo lập, bảo trì CSDL và cung cấp các dịch vụ cần thiết để khai thác thông tin từ CSDL.







Một Hệ QTCSDL có các chức năng cơ bản sau:
a/. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL.
Cho phép người dùng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin, và các ràng buộc trên dữ liệu được lưu trữ trong CSDL.

Mỗi hệ QT CSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.




















b/. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu.
Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay tìm kiếm, khai thác thông tin được gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu. Thao tác dữ liệu gồm:
Cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu);
Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo, …)




c/. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.
Hệ QTCSDL thực hiện chức năng này thông qua các bộ chương trình đảm bảo:
Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.
Duy trì tính nhất quán của dữ liệu.
Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời.
Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm.
Quản lí các mô tả dữ liệu.











2. Hoạt động của một Hệ QTCSDL
(tải)
Sơ đồ hoạt động của hệ QTCSDL

Như vậy, khi có yêu cầu của người dùng, Hệ QTCSDL sẽ gởi yêu cầu đó đến môđun có nhiệm vụ thực hiện và yêu cầu hệ điều hành tìm dữ liệu cần thiết ở một số tệp. Dữ liệu tìm thấy được chuyển về cho Hệ QTCSDL xử lí và kết quả được trả cho người dùng.



3. Vai trò của con người khi làm việc với Hệ CSDL.

a/. Người quản trị CSDL:
Là một hoặc một nhóm người có nhiệm vụ:
Bảo trì Hệ CSDL.
Nâng cấp Hệ CSDL.
Tổ chức hệ thống.
Quản lí các tài nguyên của CSDL.
Như vậy người quản trị CSDL phải là những người có chuyên môn cao, hiểu biết sâu về Hệ CSDL và HĐH. Đáng tin cậy và có tinh thần trách nhiệm.
b/. Người lập trình ứng dụng:
Là những người có nhiệm vụ xây dựng các chương trình ứng dụng, hổ trợ khai thác thông tin từ CSDL trên cơ sở các công cụ mà Hệ QTCSDL cung cấp.

c/. Người dùng:
Chính là những người có quan hệ với Hệ CSDL, những người có nhu cầu khai thác thông tin (khả năng truy cập thông tin) từ CSDL.
Người dùng giao tiếp với Hệ CSDL thông qua các giao diện đã chuẩn bị sẵn.

Các bước xây dựng CSDL

- Bước 1: Khảo sát
Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lí.
Xác định các dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối liên hệ giữa chúng.
Phân tích các chức năng cần có của hệ thống thông tin, đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác sử dụng.

- Bước 2: Thiết kế

Thiết kế CSDL.
Lựa chọn hệ QT CSDL để triển khai.
Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.

- Bước 3: Kiểm thử

Nhập dữ liệu cho CSDL.
Chạy thử các chương trình ứng dụng. Nếu có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Châu Quốc Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)