Bai 2 hang hoa tien te thi truong
Chia sẻ bởi Nguyễn Thái Ánh |
Ngày 26/04/2019 |
75
Chia sẻ tài liệu: bai 2 hang hoa tien te thi truong thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
Bài 2
HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG
Tiết 1
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.
- Nêu được chức năng của tiền tệ.
- Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường.
- Hiểu được vai trò của sản xuất hàng hóa và thị trường đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
2. Về kỹ năng
- Biết phân biệt giá trị với giá cả của hàng hóa.
- Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương.
Về thái độ
- Quan tâm đến tình hình phát triển sản xuất hàng hóa.
- Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa, tiền tệ và sản xuất hàng hóa.
II. Tài liệu và phương tiện
1. Tài liệu
- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.
- Tài liệu tham khảo khác:
+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, NXB. Hà Nội, 2007.
2. Phương tiện
- Hình ảnh, phim
III. Phương pháp: thuyết trình, đàm thọai, giải quyết vấn đề, trực quan, giảng giải kết hợp với so sánh…
IV. Trọng tâm:
- Nắm khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.
- Chức năng của tiền tệ.
- Thị trường và chức năng của thị trường.
V. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra (5 phút)
- Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với bản thân em?
2. Giới thiệu bài mới (3 phút)
Sản phẩm làm ra đã được gọi là hàng hóa hay chưa? khi nào vật phẩm trở thành hàng hóa? kinh tế hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển cần phải có những điều kiện gì?
3. Dạy bài mới (35 phút)
Tiết 1
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính của bài học
Đặt vấn đề: Trong xã hội công xã nguyên thủy người dân sống chủ yếu là phụ thuộc vào thiên nhiên với nền kinh tế tự cấp, tự túc
Trong LS đã tồn tại 2 tổ chức kinh tế rõ rệt:
Em hiểu thế nào là kinh tế tự nhiên?
Em hiểu thế nào là kinh tế hàng hóa?
Kinh tế tự nhiên:
+ Mang tính tự cung tự cấp
+ Sản phẩm làm ra chỉ thỏa mãn nhu cầu của chính người sản xuất
Kinh tế hàng hóa:
+ Sản phẩm làm ra để bán
+ Thỏa mãn nhu cầu của người mua và bán
- Kinh tế hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển cần:
+ Sự phân công lao động XH
+ Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa
Gv: Đưa ra ví dụ để hs suy nghĩ
Ví dụ: Thầy nuôi được 10 con gà, 5 con ăn, 5 con mang bán lấy tiền.
Vậy, phần gà nào được gọi là hàng hóa?
Hs: trả lời
Gv : 5 con mang bán lấy tiền.
Gv: Em hiểu thế nào là hàng hóa? Cho ví dụ những hàng hóa trong thực tế mà em đang dùng?
Hs: trả lời
Gv: áo quần, rau củ, ......
Gv: Để một sản phẩm trở thành hàng hóa, phải đảm bảo những điều kiện gì?
Hs: trả lời
Gv : Nếu thiếu một trong 3 điều kiện trên thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
Gv : Em hãy kể tên một số hàng hóa mua thông qua trung gian ?
Hs: trả lời
Gv : nhà đất, dịch vụ việc làm
Gv : Trong thực tế hàng hóa có thể tồn tại ở mấy dạng? Cho ví dụ?
Hs : trả lời
Gv : như: quần áo, giày dép, gạo, thịt, sữa, trứng, khoai, đậu, rau, cải…
- VD về hàng hóa dịch vụ: sản phẩm của dịch vụ giáo dục, , dịch vụ giới thiệu việc làm, dịch vụ bưu điện…
Chuyển ý:
Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, vì chỉ trong điều kiện sản xuất hàng hóa thì sản phẩm mới được coi là hàng hóa.
Hàng hóa có 2 thuộc tính, thầy trò mình tìm hiểu thuộc tính thứ nhất :
Gv : Em hãy lấy ví dụ về một số hàng hóa, và cho biết nó có công dụng gì ?
hs : trả lời
Gv : gạo để
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thái Ánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)