Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường

Chia sẻ bởi Đặng Thị Bình Nguyên | Ngày 11/05/2019 | 151

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Bài 2
Hàng hóa – tiền tệ - Thị trường
Nội dung bài dạy
Hàng hóa
Tiền tệ
Thị trường
Trong lịch sử đã từng tồn tại mấy hình thức tổ chức kinh tế ? Đó là những hình thức nào ?
Kinh tế
tự nhiên
Kinh tế hàng hóa
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội
1. Hàng hóa
a) Hàng hóa là gì ?
Kinh tế tự nhiên : là kiểu sản xuất mang tính tự cấp tự túc, sản phẩm là ra chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính người sản xuất trong nội bộ một đơn vị kinh tế nhất định.
Trồng xoài
Kinh tế hàng hóa : là hình thức sản xuất ra sản phẩm để bán, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua, người tiêu dùng.Mối quan hệ giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa được biểu hiện thông qua việc trao đổi, mua bán sản phẩm với nhau trên thị trường
Dệt vải để bán
Khi nào sản phẩm trở thành hàng hóa ?
Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua – bán
Hàng hóa hữu hình
Hàng hóa dịch vụ
b) Thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa có những thuộc tính nào ? Bản chất của từng thuộc tính đó là gì ?
Giá trị sử dụng
Cho ví dụ ?
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Gạo – Nhu cầu về
lương thực
Ô tô – Nhu cầu đi lại
Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và lực lượng sản xuất.
Ví dụ :Trước đây than đá chỉ được dùng để đốt, ngày nay cùng với sự phát triển KHKT, than đá trở thành nguyên liệu của một số ngành hóa chất.
Trong nền kinh tế hàng hóa, vật mang giá trị sử dụng cũng đồng thời là vật mang giá trị trao đổi, cho nên muốn tiêu dùng giá trị sử dụng của hàng hóa phải mua được hàng hóa đó tức là phải thực hiện được giá trị của nó
Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của nó quyết định và là nội dung vật chất của của cải, do đó nó là phạm trù vĩnh viễn
Giá trị của hàng hóa
Giá trị của hàng hóa là gì ? Bằng cách nào có thể xác định được giá trị của hàng hóa ?
Giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng hay tỷ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.
Giá trị của hàng hóa biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa
Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử gắn liền với sự tồn tại của nền kinh tế hàng hóa
Giá trị là nội dung, là co sở của giá trị trao đổi
Số lượng giá trị của hàng hóa
Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa như : Giây, phút, giờ, ngày, tháng, quý, năm...

Phải chăng người sản xuất hàng hóa càng vụng về, hao phí lao động càng nhiều thì hàng hóa do anh ta tạo ra càng có giá trị cao, anh ta sẽ có lợi khi trao đổi trên thị trường ?
Thế nào là thời gian lao động xã hội cần thiết ?
Lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa chứ không phải thời gian lao động cá biệt

Thời gian lao động xã hội cần thiết
Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất cung ứng đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.
Người sản xuất A : Có lãi
Người sản xuất B : Hòa vốn
Người sản xuất C : Thua lỗ
Trở về
Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính : Giá trị sử dụng và giá trị.Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập, mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa. Hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
2. Tiền tệ
a) Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
Khi nào tiền tệ xuất hiện ?
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của SX,TĐHH và các hình thái giá trị
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên



Ví dụ : 1 con gà = 10 kg thóc
Hình thái tương đối
Hình thái vật ngang giá
Trở về
Hình thái này xuất hiện khi xã hội Công xã nguyên thủy tan rã, lúc này sản phẩm được đem ra trao đổi còn rất ít và mang tính ngẫu nhiên
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
Trở về
Khi sản xuất hàng hóa phát triển hơn nữa, số lượng hàng hóa được đem ra trao đổi nhiều hơn thì một hàng hóa có thể trao đổi được với nhiều hàng hóa khác.
Ví dụ : 1 con gà = 10 kg thóc, hoặc = 5 kg chè, hoặc = 2 cái rìu, hoặc = 0.2 gam vàng ...
Hình thái chung của giá trị
Ví dụ :
1 con gà
10 kg thóc
5 kg chè
2 cái rìu
0.2 gam vàng
...
= 1 mét vải
Trở về
Giá trị của các hàng hóa được thể hiện ở một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung (trong ví dụ này là vải)

Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng thì có nhiều hàng hóa làm vật ngang giá chung, làm cho trao đổi giữa các vùng gặp khó khăn đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định ở vàng và bạc thì hình thái tiền tệ của giá trị xuất hiện.Nhưng vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng
Hình thái tiền tệ
Ví dụ :
1 con gà
10 kg thóc
5 kg chè
2 cái rìu
1 m vải
...
= 0.2 gam vàng
Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ ?
Trở về
Như vậy sự phát triển từ thấp đến cao của các hình thái giá trị dẫn đến sự ra đời của tiền tệ
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa khác, là sự thể hiện chung của giá trị xã hội,đồng thời tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.Đó là bản chất của tiền tệ.
b) Chức năng của tiền tệ
c) Quy luật lưu thông tiền tệ
Trong đó :
M : số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
P : là mức giá cả của đơn vị hàng hóa
Q : là số lượng hàng hóa đem ra lưu thông
V : số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
Em rút ra nhận xét gì về nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ ?
Công dân không nên giữ tiền mặt nhiều mà nên tích cực giử tiết kiệm vào ngân hàng góp phần làm tăng mức lưu thông tiền tệ, hạn chế lạm phát, vừa ích nước lợi nhà.
Tiền gửi ngân hàng
Trở về KQND
Thị trường
Các chức năng cơ bản của thị trường
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ
Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
Chức năng thông tin
Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế SX và TD
3. Thị trường
Chợ
Siêu thị
Thị trường chứng khoán
Trở về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Bình Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)