Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Hà | Ngày 11/05/2019 | 118

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Thực hành giáo dục công dân
HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG
Với các thành viên:
Nguyễn An Diễm Phương
Nguyễn Thảo Phương Anh
Dương Phạm Thu Uyên
Ngô Trần Thanh Uyên
Nguyễn Thị Ninh Hà
Võ Thị Hà Trang
Nguyễn Hoàng Hà
01
02
03
Hàng hóa
Tiền tệ
Thị trường
1 – HÀNG HÓA
a) Hàng hóa là gì?
Trước hết:
Nền kinh tế tự nhiên: là hình thức sản xuất mang tính tự cung, tự cấp; sản phẩm được tạo ra nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu người sản xuất.
Nền kinh tế hàng hóa: là hình thức sản xuất ra sản phẩm để trao đổi và mua bán; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.
Trong nền sản xuất hàng hóa, mỗi người chỉ chuyên sản xuất ra một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng cuộc sống lại cần thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt.
 Họ phải tiến hành trao đổi sản phẩm với nhau.
Sản phẩm
 hàng hóa
khi:
Do lao động tạo ra
Có công dụng nhất định để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người
Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua bán
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán.
Ví dụ: Một người nông dân sản xuất ra lúa gạo, một phần để tiêu dùng cho bản thân và gia đình, phần còn lại đem bán lấy các sản phầm tiêu dùng khác.
Hàng hóa trong trường hợp này là phần lúa gạo được đem bán lấy các sản phẩm tiêu dùng vì nó:
Là thành quả lao động của người nông dân.
Đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người.
Trước khi đi vào sử dụng có thông qua trao đổi mua – bán.
Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.
Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua – bán trên thị trường.
Hàng hóa trên thị trường có thể ở 1 trong 2 dạng:
Dạng vật thể (hàng hóa hữu hình)
Dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ)
b) Hai thuộc tính của hàng hóa
- Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
GIÁ TRỊ
SỬ DỤNG
GIÁ TRỊ
HÀNG HÓA
Giá trị sử dụng của hàng hóa
Khái niệm: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người về vật chất và tinh thần.
Ví dụ: lương thực, thực phẩm để phục vụ nhu cầu ăn uống, trang phục để phục vụ nhu cầu mặc…
- Giá trị sử dụng hàng hóa được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học – kĩ thuật.
Ví dụ: khoa học kĩ thuật phát triển người ta tìm ra nhiều công dụng khác của dầu mỏ ngoài làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như làm nhựa đường, làm nước hoa, mĩ phẩm,…
- Người sản xuất hàng hóa luôn tìm cách làm cho hàng hóa của mình có chất lượng cao và có nhiều công dụng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, do đó có thể bán được trên thị trường.
Ví dụ: các hãng xe trên thị trường liên tục đưa ra những mẫu xe mới với nhiều chức năng, độ bền cao hơn với giá cả phải chăng hơn, các hãng sản xuất điện thoại di động không ngừng tạo ra những sản phẩm công nghệ mới
- Muốn tiêu dùng giá trị sử dụng của hàng hóa phải mua được hàng hóa đó.Do đó, mỗi hàng hóa phải có một giá trị nhất định để người tiêu dùng mua và sử dụng.
Giá trị trao đổi: là một quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.
Giá trị hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
- Lượng giá trị hàng hóa được đo bằng số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa: giây, phút, giờ, ngày, tháng, quí, năm,…


Lượng giá trị hàng hóa được đo bằng số lượng i gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người được gọi là thời gian lao động cá biệt. Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hóa. Tuy nhiên, trao đổi hàng hóa trên thị trường không căn cứ vào thời gian lao động cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa.
- Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất cung ứng đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường
Ví dụ: Ba công nhân trong một nhà máy sản xuất thực phẩm đông lạnh cùng tạo ra những sản phẩm có chất lượng như nhau. Cùng tạo ra 10kg cá đông lạnh, thời gian lao động cá biệt của:
Công nhân 1: 3 giờ- Công nhân 2: 4 giờ -Công nhân 3: 5 giờ
Nếu công nhân 2 là người sản xuất và cung ứng đại bộ phận số cá đông lạnh trên thị trường thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 10 kg cá đông lạnh là 4 giờ.
=> Như vậy, để sản xuất có lãi và giành được ưu thế trong cạnh tranh, người sản xuất phải tìm mọi cách giảm giá trị cá biệt hàng hóa của mình xuống ít nhất là bằng hay thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.
Như vậy
Giá trị xã hội
của hàng hóa
Chi phí
sản xuất
Lãi (lợi nhuận)
Giá trị sức
lao động của
người sản xuất
hàng hóa
Giá trị
tư liệu sản xuất
đã hao phí
Giá trị
tăng thêm
a. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ:
- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản suất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:
- Xuất hiện khi xã hội Công xã nguyên thủy tan rã, lúc này sản phẩm được đem ra trao đổi còn rất ít, tỉ lệ trao đổi chưa cố định và mang tính ngẫu nhiên.
Ví dụ: 1 con gà = 10 kg thóc. Ở đây giá trị của gà được thể hiện ở thóc, còn thóc là phương tiện để biểu hiện giá trị của gà.
2 – TiỀN TỆ
Hình thái tiền tệ:
- Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thì trường ngày càng mở rộng thì có nhiều hàng hóa làm vật ngang giá chung, làm cho trao đổi giữa các địa phương gặp khó khăn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định ở vàng và bạc thì hình thái tiền tệ của giá trị xuất hiện. Nhưng vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng.

Ví dụ: 1 con gà
10 kg thóc
5 kg chè 0,2 gam vàng
2 cái rìu
1 m vải

- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng:
- Khi sản xuất hàng hóa phát triển hơn nữa, số lượng hàng hóa được đem ra trao đổi nhiều hơn thì một hàng hóa có thể trao đổi được với nhiều hàng hóa khác.
Ví dụ: 1 con gà = 10 kg thóc, hoặc = 5kg chè, hoặc = 2 cái rìu, hoặc = 0,2 gam vàng… Ở đây, giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau.
- Nhưng việc trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, người có gà muốn đổi lấy thóc, nhưng người có thóc không muốn đổi lấy gà, mà muốn chè… Do đó, cần phải có một hàng hóa tách ra đóng vai trò vật ngang giá chung, làm môi giới cho việc trao đổi.
Hình thái giá trị chung:
Ví dụ: 1 con gà
10 kg thóc
5 kg chè 1m vải
2 cái rìu
0,2 gam vàng

- Ở đây, giá trị của các hàng hóa được thể hiện ở một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung là vải. Mọi người mang hoàng hóa của mình đổi lấy vật ngang giá chung, rồi dùng vật ngang giá chung để đổi lấy thứ hàng hóa mình cần. Các địa phương, các vùng khác nhau thì hàng hóa làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.
Tại sao vàng lại được chọn là vật ngang giá đóng vai trò tiền tệ?
Vàng là hàng hóa
Quý giá
Có giá trị sử dụng cao
Đặc biệt: Vàng có thuộc tính tự nhiên: thuần nhất dễ chia nhỏ, bền, giá trị cao, không hư hỏng,…

Như vậy, tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị; đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa. Đó là bản chất của tiền tệ.
b, Chức năng của tiền tệ
Thước đo giá trị
- Tiền tệ thực hiện chức năng đo giá trị khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
- Giá cả hàng hóa:
Là giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định
Quyết định bởi: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa
Có thể bằng, thấp hoặc cao hơn giá trị hàng hóa.
Nếu các điều kiện khác không thay đổi, giá trị hàng hóa cao thì giá cả của nó cao và ngược lại.
* LƯU Ý:
- Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả khác với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị.
Tiêu chuẩn giá cả: tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ
Thước đo giá trị: tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác
Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào.
Ví dụ: một đô-la Mỹ vẫn bằng 10 cent
Phương tiện lưu thông
- Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
- Lưu thông hàng hoá: trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới.
Khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian
- Công thức lưu thông hàng hóa: H-T-H
H-T : quá trình bán
T-H : quá trình mua
- Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.
Vd: Người nông dân bán rau để lấy tiền (H-T), rồi dùng tiền đó mua gạo (T-H)
Phương tiện cất trữ
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
- Tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền bằng vàng, bạc
Phương tiện thanh toán
Làm phương tiện thanh toán, tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế...
=> Làm quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng làm những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhanh hơn.
Tiền tệ thế giới
- Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Thực hiện chức năng này, tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước này sang nước khác nên phải là tiền vàng, hoặc tiền được công nhận là phương tiền thanh toán quốc tế.
- Việc trao đổi tiền của nước này với tiền của nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đoái. Tỉ giá hối đoái (tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX): Giá của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền nước khác.
Vd: Một tỷ giá hối đoái liên ngân hàng của yên Nhật (JPY, ¥) với đô la Hoa Kỳ (US$) là 91 có nghĩa là 91 Yên sẽ được trao đổi cho mỗi 1 USD hoặc 1 USD sẽ được trao đổi cho mỗi 91 Yên.

- Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Nắm được nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ ta thấy tiền tệ là sự thể hiện chung của giá trị xã hội.

c, Quy luật lưu thông của tiền tệ
Quy luật lưu thông của tiền tệ là quy luật xác định số lượng tiền tệ cố thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định. Quy luật này được thể hiện như sau:



M: là số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
P: là mức giá cả của một đơn vị hàng hóa
Q: là số lượng hàng hóa đem ra lưu thông
V là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng giá cả hàng hóa đem ra lưu thông (P x Q) và tỉ lệ nghịch với số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
Đây là quy luật lưu thông chung của tiền tệ. Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết thì sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hóa, sức mua của tiền tệ giảm, đời sống nhân dân lao động gặp khó khăn, các công cụ quản lí kinh tế của Nhà nước kém hiệu lực.
Hiểu được quy luật lưu thông của tiền tệ, chúng ta không nên giữ quá nhiều tiền mặt mà nên cực đầu tư sản xuất, kinh doanh hoặc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, góp phần tăng sức lưu thông tiền tệ, hạn chế lạm phát, ích lợi cho nước nhà.
Chợ nổi ở đồng bằng sông cửu long
Cửa hàng mua, bán
Tiền Dollas
3 – THỊ TRƯỜNG
- Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
a) Thị trường là gì ?

- Chủ thể kinh tế:người mua ,người bán, cá nhân, tập thể doanh nghiệp, cơ quan, nhà nước...)
Thị trường :

Giản đơn
Hiện đại
Thị trường giản đơn
Là nơi diễn ra việc trao đổi, mua bán hàng hóa gắn với một không gian, thời gian nhất định như các chợ, tụ điểm mua bán, cửa hàng....
Thị trường hiện đại
Việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ diễn ra một cách linh hoạt thông qua các hình thức môi giới, trung gian, quảng cáo tiếp thị
Ví dụ:
+Thị trường nhà đất
+Thị trường khoa học kỹ thuật.
CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG
Quan hệ
Hàng hóa – Tiền tệ
Quan hệ
Mua - Bán
Quan hệ
Cung – cầu
Quan hệ
Giá cả hàng hóa
Hình thành
Hình thành
Hình thành
Hình thành
Những yếu tố nào tạo
nên thị trường?
b, Các chức năng cơ bản của thị trường
Thực hiện
Điều tiết
Thông tin
Chức năng thực hiện
Hàng hoá bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp nhu cầu của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện.
Hàng hoá bán được người sản xuất có tiền, có lãi thì lại tiếp tục sản xuất và mở rộng sản xuất.
Chức năng thông tin.

- Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.
- Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán.
- Giúp cho người bán đưa ra quyết định kịp thời và người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp
Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng
- Sự biến động của cung – cầu trên thị trường điều tiết kích thích các yếu tố sản xuất.
- Đối với người sản xuất: giá cao thì tăng sản xuất và ngược lại.
- Đối với lưu thông: điều tiết hàng hoá và dịch vụ theo giá.
- Đối với người tiêu dùng: giá cao thì giảm mua và ngược lại
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe phần trình bày của tổ 2!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)