Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường

Chia sẻ bởi Phan Hang | Ngày 11/05/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Tiền tệ có mấy chức năng?
Hãy trình bày các chức năng đó?
Câu 2: Tại sao nói tích cực gửi tiền
tiết kiệm vào ngân hàng là
ích nước lợi nhà?
ĐÁP ÁN
CÂU 1:Tiền tệ gồm 5 chức năng:
Thước đo giá trị
phương tiện lưu thông
phương tiện cất trữ
phương tiện thanh toán
Tiền tệ thế giới
ĐÁP ÁN
CÂU 2: Gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng sẽ làm cho tiền được lưu thông liên tục, nhà nước không phải phát hành thêm tiền giấy lưu thông, sẽ khắc phục được lạm phát, người gửi có lợi tức.
BÀI 2:
HÀNG HÓA- TIỀN TỆ- THỊ TRƯỜNG
Năm học 2012-2013
NỘI DUNG BÀI HỌC
THỊ TRƯỜNG
Thị trường là gì?
Khái niệm
Các dạng thị trường
Các chức năng cơ bản của thị trường
Chức năng thực hiện (thừa nhận)
Chức năng thông tin
Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng
3. Thị trường.
a. Thị trường là gì.
Những hình ảnh này nói lên điều gì?
- Theo nghĩa hẹp: là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán HH: chợ, cửa hàng…
- Theo nghĩa rộng : là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung cầu, giá cả, giá trị…
Có phải ngay từ khi có
XH loài người thì đã
xuất hiện thị trường?
- Nguồn gốc xuất hiện thị trường:
TT ra đời, phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của SX và lưu thông hàng hoá.
Các dạng
Thị trường
Thị trường
hiện đại
Thị trường
giản đơn
Các dạng thị trường
- Các dạng thị trường:
+ Thị trường ở dạng giản đơn, sơ khai (hữu hình):
Là nơi diễn ra việc trao đổi mua bán hàng hóa gắn với một không gian và thời gian nhất định như: chợ, cửa hàng, tụ điểm mua bán...
Em hãy lấy VD về thị trường giản đơn (hữu hình)?
Thị trường giản đơn:

Thi trường giản đơn như :chợ, tụ điểm mua bán, cửa hàng
Chợ
Siêu thị
+ Thị trường hiện đại:
Có tính chất môi giới, trung gian, vô hình..
Việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ diễn ra một cách linh hoạt thông qua các hình thức môi giới, trung gian, quảng cáo, tiép thị... để khai thông các quan hệ mua bán và kí kết các hợp đồng kinh tế.
Em hãy lấy ví dụ về thị trường hiện đại (vô hình)?
Thị trường hiện đại:

TT hiện đại như TT nhà đất,
TT khoa học
kỹ thuật,
TT CN TT …….
Thị trường nhà đất, thị trường chứng khoán
Quan hệ
Hàng hóa – Tiền tệ
Quan hệ
Mua - Bán
Quan hệ
Cung – cầu
Quan hệ
Giá cả hàng hóa
Hình thành
Hình thành
Hình thành
Hình thành
Những yếu tố nào tạo
nên thị trường?
a. Khái niệm thị trường
Thị trường là gì?
Thế nào là các chủ thể kinh tế?
- Khái niệm TT: là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hành hóa dịch vụ.
CHỦ THỂ
KINH TẾ
3. Thị trường.
b. Các chức năng của thị trường.

Nhóm 1: Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị và
giá trị sử dụng của hàng hóa được thể hiện như thế nào?

Nhóm 3: Thị trường thực hiện chức năng điều tiết,
kích thích hoặc hạn chế SX và tiêu dùng ntn? Cho ví dụ?

Nhóm 4: Tại sao nói giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường
đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Thảo luận nhóm (4 nhóm- 3 phút)


Nhóm 2: Thị trường thực hiện chức năng thông tin ntn
đối với người sản xuất và người tiêu dùng? Cho VD?

- Chức năng thực hiện (thừa nhận)
giá trị sử dụng và giá trị của HH

Hàng hóa đó phải phù hợp với
nhu cầu của thị trường.
Hàng hóa ế thừa
Không bán được
Thịt lợn có bị
tai xanh
Không nhỉ ???
Nếu hàng hóa không bán được sẽ ảnh hưởng như thế nào
tới người sx và quá trình sx trong xã hội ?
Là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, sản lượng chất lượng hàng hoá.
Mua
hàng
tại
siêu
thị
- Khi sản phẩm bán được thì có nghĩa là thị trường thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của sản phẩm.
- Khi sản phẩm không bán được thì giá trị sử dụng chưa được thị trường thừa nhận, dẫn đến thua lỗ, phá sản.
- Chức năng thông tin của TT
Thị trường
Cung cấp
Cung cấp
CHỦ THỂ KINH TẾ
- Chức năng thông tin.
+ Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.
+ Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán.
Thị trường cung cấp
nhiều chủng loại, mặt hàng,
Giá cả khác nhau
Thông tin về “cơ cấu” hàng hóa:
...thể hiện sự đa dạng, nhiều mặt hàng hóa khác nhau phục vụ cho cơ cấu tiêu dùng
Thông tin về “chủng loại” hàng hóa:
...nói về sự phong phú của một mặt hàng nào đó
quạt trần
quạt cây
quạt treo tường
Thông tin thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với người bán và người mua?
Đối với người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
Đối với người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
Em có nhận xét gì về hiện tượng trong xã hội có ngành sản xuất được mở rộng, có ngành sản xuất bị thu hẹp?
Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế SX và tiêu dùng.
Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế SX và tiêu dùng.

+ Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường điều tiết các yếu tố SX từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.

+ Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa đó bị hạn chế.
+ Ngược lại, khi giá cả một hàng hóa giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và hạn chế việc sản xuất hàng hóa đó.
- Chức năng điều tiết, kích thích
hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng
Đối với người sản xuất: Chuyển từ SX từ HH này sang HH khác, hoặc từ nơi này sang nơi khác => mang nhiều lợi nhuận
Đối với người tiêu dùng: Khi giá cả HH nào tăng sẽ kích thích sản xuất phát triển nhưng lại hạn chế nhu cầu tiêu dùng của HH đó
- Giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với người sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Bởi vì
+ Gía cả trên thị trường lên hay xuống chính là thông tin quan trong cung cấp cho người sản xuất để từ đó họ có thể điều tiết, kích thích hay hạn chế việc sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Nếu hàng hóa trên thị trường được tiêu thụ có nghĩa là hàng hóa đó được thừa nhận giá trị và giá trị của hàng hóa.
=> Vì vậy: Giá cả được coi là “mệnh lênh” của thị trường đối với người sản xuất.
Trách nhiệm của công dân
Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và tiêu dùng giành được những lợi ích kinh tế lớn nhất.
Nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
Tại sao công dân cần phải hiểu và vân dụng được các chức năng của thị trường?
4. Luyện tập củng cố:
-Các nhân tố cơ bản của thị trường là:
a) Hàng hóa b) Tiền tệ
c) Người bán - người mua d) Cả 3 ý trên
-Cho ví dụ về sự vận dụng chức năng của thị trường điều tiết, kích thích đối với người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng?

+ Người sản xuất bánh Trung Thu:
. Giá cao  Sản xuất nhiều
. Giá thấp  Chuyển sang làm bánh bía
+ Người kinh doanh:
. Đưa gạo từ nông thôn về thành thị
. Đưa vải từ thành thị về nông thôn
+ Người tiêu dùng:
. Nếu giá thịt cao thì ăn cá,…
. Nếu giá thịt rẻ thì ăn thịt
5. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà:
- Học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa trang 26, 27.
- Chuẩn bị bài 3: “Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa”. Trả lời một số câu hỏi sau:
+ Tác động và tác dụng của quy luật giá trị?
+ Cho ví dụ về phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa?


CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Hang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)