Bài 2: Đồi thị

Chia sẻ bởi Phạm Bá Tính | Ngày 10/05/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Bài 2: Đồi thị thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

ĐỒI THỊ

Sv: Nguyễn Thị Thùy Linh

KHÁI NIỆM VỀ ĐỒI THỊ VÀ SỰ PHÂN CHIA CÁC NHÓM NHÂN
1.1Khái niệm về đồi thị
Đồi thị là một cấu trúc kép,có dạng hình bầu dục.nó là phần lưng của não trung gian và tạo thành khối lượng cơ bản của phần này.
Đồi thị nhận nhiều xung động khác nhau từ ngoại vi và từ các phần khác nhau của não bộ.Là nơi trung gian nơi tập trung các kích thích bên ngoài ,sau đó được truyền tới các trung khu dưới vỏ và vỏ não

Đồi thị hoạt động ngay từ giờ đầu khi đứa trẻ ra đời để thực hiện các phản xạ không điều kiện.

1.2 Sự phân chia các nhóm nhân


Theo nguyên tắc phát triển chủng loại hoặc phân chia theo các tiêu chuẩn giải phẫu định khu hoặc theo các đặc điểm liên hệ giải phẫu và chức năng của đồi thị-vỏ não
1.2.1 Theo Hassler thì trong đồi thị có gần 150 nhân phụ thuộc vào sự có hoặc không có của các đường liên hệ giải phẫu giữa các nhân đồi thị với vỏ não
Tác giả đã chia các nhân đồi thị thành 2 nhóm
Nhóm 1: (nhóm pathiothalamicus) có các sợi li tâm chạy lên vỏ bán cầu đại não. Nhóm này gồm các nhóm nhân:

Nhóm nhân trước
Nhóm nhân giữa
Nhóm nhân bên
Thể gối trong
Thể gối ngoài
Khối pulvinar (khối sao )
Nhóm 2:( nhóm trunco) : nhóm này không có các sợi li tâm chạy đến vỏ não, gồm:
Chất xám trung tâm
Chất nhân nhỏ nằm trong các thể gối và nhân lưng

1.2.2 Phân chia các nhân đồi thị theo nguyên tắc định khu (topographia
Theo cách phân chia này thì các nhân đồi thị có thể chia thành các nhóm sau:
1.Nhóm trước
2.Nhóm nhân đường giữa
3.Nhóm nhân giữa
4.Nhóm bụng trên
5.Nhóm sau
6.Nhóm trước nóc
1.2.3 Xét về mặt chức năng người ta có thể phân chia thành 3 nhóm :
1.Nhóm nhân đặc hiệu (còn gọi là nhóm nhân chuyển tiếp)
2.Nhóm nhân không đặc hiệu
3.Nhóm nhân liên hợp
Mặc dù tất cả các nhân của đồi thị đều có 3 chức năng là chuyển tiếp,tích hợp,biến đổi các xung động thần kinh.tuy vậy, mỗi nhóm có một chức năng chuyên biệt của nó.các nhân đặc hiệu thực hiện chức năng chủ yếu của nó là chuyển tiếp các xung động thần kinh,các nhân không đặc hiệu biến đổi và gây hoạt hóa,còn các nhân liên hợp là tích hợp
Các nhân đặc hiệu tham gia vào các quá trình phân tích các tính hiệu tạo ra cảm giác
Các nhân không đặc hiệu làm biến đổi và gây hoạt hóa nhiều vùng vỏ não,tạo điều kiện cho vỏ não tiếp nhận các tín hiệu và hình thành các phản ứng đối với các kích thích
Các nhân liên hợp tham gia vào cơ chế điều hòa bên trong vào hoạt động tích hợp của các nhân đồi thị và các vùng chiếu của chúng ở vỏ não, đảm bảo cho việc tiếp nhận các kích thích 1 cách nguyên vẹn và đầy đủ
2.CHỨC NĂNG CỦA NHÓM NHÂN ĐỒI THỊ
2.1 Chức năng của các nhóm nhân đặc hiệu
Chức năng chính của nhóm nhân đặc hiệu là truyền các xung động thần kinh từ nơi gửi đến vỏ não sau khi đã diễn ra quá trình tổ chức và tích hợp các xung động 1 cách sơ bộ, đồng thời nhận các xung động từ vùng chiếu vỏ não
Các nơtron thuộc các nhân đặc hiệu của đồ thị:
1.Các nơtron chuyển tiếp đồi thị-vỏ não: đó là các tế bào đa cực,sợi trục
2.Các nơtron thích hợp:có các sợi trục dài,chia nhánh
Các nhân đặc hiệu có thẻ chia lam 2 loại : cảm giác và không cảm giác
2.1.1 Các nhân chuyển tiếp của xung động thần kinh thuộc loại cảm giác
Các nhân chuyển tiếp loại này nhận những luồng xung động trực tiếp từ các phần ngoại vi của các cơ quan phân tích và truyền đến các vùng chiếu của chúng trên vỏ não
2.1.2 Các nhân chuyển tiếp các xung động thần kinh không thuộc loại cảm giác
Các nhân chuyển tiếp thuộc loại này thực hiện quá trình chuyển lên vỏ não các luồng xung động từ các cấu trúc não nằm ngoài đồi thị truyền đến chúng
Các nhân này ngoài chức năng chuyển tiếp còn có chức năng hoạt hóa
2.2 CÁC NHÂN LIÊN HỢP
Chỉ nhận các sợi hướng tâm từ các nhân khác trong pham vi đồi thị .còn các sợi li tâm thì lên tới vỏ não liên hợp: xung động phát sinh chạy đến các nhân chuyển tiếp cảm giác và không đặc hiệu của vùng đồi thị,sau đó chúng chuyển sang các nơtron của các nhân liên hợp.Sau khi có sự tổ chức và tích hợp với các luồng xung động từ các nơi khác đến chúng sẽ chuyển lên các vùng vỏ não liên hợp
Khối sao: nhận các sợi hướng tâm từ các nhân bên cạnh, thể gối trong, thể gối ngoài và nhận các nhánh sợi thần kinh xuất phát từ giải thị giác và thính giác
Nhân sao bên (n.lateralis posterior= LP) : nhân này liên hệ chặt chẽ với khối sau. Nó nhận các sợi thần kinh từ các nhân chuyển tiếp cảm giác của đồi thị từ củ não sinh tư,từ hệ lưới thân não và từ thể gối ngoài,thể gối trong.
Phá hủy từng phần LP làm giảm khả năng thành lập phản xạ có điều kiện đối với phức hợp kích thích thị giác và thính giác
Nhân lưng giữa :(n.dorsomedialis= MD) có liên hệ chặt chẽ với vỏ não .Phá hủy nhân MD cả 2 bên có thể loại trừ những rối loạn cảm xúc (sợ hãi,lo lắng, căng thẳng) ở các bệnh nhân bị tâm thần phân lập,còn ở những người bị suy nhược tâm thần, thì có thể giảm bớt những ý nghĩ hành động có tính chát định kiến, quấy rối. Kết quả là người bệnh trở nên dịu dàng hơn, yên tĩnh hơn, dễ tiếp xúc với mọi người
2.3 Các nhân không đặc hiệu
Đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế điều hòa hoạt động của não bộ, trong quá trình thích nghi của cơ thể đối với điều kiện bên ngoài và bên trong cá quá trình phục hồi, bù đắp các chức năng trong các chứng bệnh của não bộ
Các nhóm nhân không đặc hiệu gồm nhóm nhân trong lá và nhân lưới
Nhóm nhân trong lá: nhận nhiều loại xung động thần kinh hướng tâm khác nhau,các nhân trong lá trước là khâu chuyển tiếp truyền cảm giác đau
Nhóm nhân lưới :phần trước của nhân lưới nhận các sợi thần kinh từ các nhân khác của đồi thị tới.các sợi li tâm tạo thành hình rẽ quạt chạy đến nhiều vùng trên vỏ não. Phần sau: nhân lưới nhận các sợi thần kinh chủ yếu từ các nhân bên cạnh của nó
Tóm lại, đồi thị là một trung tâm dưới vỏ của mọi cảm giác của cơ thể. Đồi thị nhận những cảm giác còn mơ hồ từ nữa đối lập của cơ thể chuyển lên và chiếu lên các vùng khác nhau của vỏ não,tại vỏ não nhờ hoạt động phân tích và tổng hợp sẽ cho con người ta nhận được cảm giác thật sự
Đồi thị còn phối hợp với thể vân của nhân xám trung ương để tham gia điều khiển các động tác đã thành thói quen
3.RỐI LOẠN DO ĐỒI THỊ TỔN THƯƠNG
3.1.Mất cảm giác
Vì trạm trung gian dân truyền bị tổn thương
3.2 Loạn cảm giác
Bệnh nhân có thể bị chứng tăng cảm giác tự phát xuất hiện,do những tổn thương kích thích vào những trung tâm đồi thị
3.3 Run
Triệu chứng run xuất hiện khi đồi thị bị tổn thương có lẽ do tác dụng điều hòa các động tác có ý thức bị tổn thương.
Trong trường hợp kích thích đồi thị nhận thấy:
_Sẽ gây nên những phản ứng vận động liên quan đên những biểu hiện cảm xúc(thay đổi nét mặt,nhai,nuốt,…)
_Tăng cảm giác đau
_Ảnh hưởng đến hoạt động của một số cơ quan nội tạng
_Phá hủy 1 bên đồi thị thì nữa thân bên đối diện bị giảm cảm giác nóng, mất cảm giác sâu có ý thức sau đó gây thất điều vận động, các giác quan thị giác ,thính giác bị rối loạn
_Hội chứng dejerin roussy gây ra.tê nữa thân, thất điều vận động có những cơn đau tự phát dữ dội, không làm dịu được bởi thuốc giảm dau.chỉ cần một kích thích nhẹ cũng gây đau đớn cho bệnh nhân

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Bá Tính
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)