Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Lan Hương | Ngày 24/10/2018 | 141

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP 1789-1794
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
Bài 2
Tiết: 3
1. Tình hình kinh tế
LỊCH SỬ 8
Giáo viên thực hiện: HOÀNG THỊ LAN HƯƠNG
II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
2. Tình hình xã hội
3. Đấu tranh trên mặt trân tư tưởng
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP 1789-1794
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
Bài 2
Tiết: 1
1. Tình hình kinh tế
Trình bày nét nổi bật của tình hình kinh tế Pháp trước cách mạng?
- Nông nghiệp lac hậu.
- Công thương nghiệp đã phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.
2. Tình hình chính trị - xã hội
Tình hình chính trị Pháp trước cách mạng?
- Pháp là nước quân chủ chuyên chế.
- Xã hội PK chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
Xã hội Pháp chia ra thành những đẳng cấp nào?
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP 1789-1794
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
Bài 2
Tiết: 1
1. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp lac hậu.
- Công thương nghiệp đã phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.
2. Tình hình chính trị - xã hội
- Pháp là nước quân chủ chuyên chế.
- Xã hội PK chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
ĐC1 Tăng lữ
ĐC2 Quý tộc
ĐC3
Tư sản, bình dân, nông dân
Có mọi quyền hành
Không phải đóng thuế
Không có quyền lợi chính trị gì.
Phải đóng thuế, làm nghĩa vụ với PK.
ĐC3 >< ĐC1 và ĐC2
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP 1789-1794
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
Bài 2
Tiết: 1
1. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp lac hậu.
- Công thương nghiệp đã phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.
2. Tình hình chính trị - xã hội
- Pháp là nước quân chủ chuyên chế.
- Xã hội PK chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
Người nông dân Pháp trước cách mạng
ĐC3 >< ĐC1 và ĐC2
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP 1789-1794
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
Bài 2
Tiết: 1
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
S. Mông-te-xki-ơ (1689-1755)
Vôn-te (1694-1778)
G.G. Rút-xô (1712-1778)
- Các nhà tư tưởng kiệt xuất:
- Nội dung tư tưởng:
+ Tố cáo, phê phán gay gắt CĐPK.
+ Nêu lên quyền tự do và việc đảm bảo quyền tự do.
+ Thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn thống trị phong kiến.
- Ý nghĩa: Thức tỉnh mọi người, chuẩn bị tích cực về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng.
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP 1789-1794
II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ
Bài 2
Tiết: 1
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
Vua Lu-i XVI (.... - 1793)
- Nhà nước PK vay nợ của TS.
- Công thương nghiệp đình đốn.
- Nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ PK.
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP 1789-1794
II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ
Bài 2
Tiết: 1
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng
Hội nghị ba đẳng cấp
- 5-5-1789, Hội nghị ba đẳng cấp khai mạc.
- 17-6-1789, Đại biểu đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc (Quốc hội lập hiến).
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP 1789-1794
II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ
Bài 2
Tiết: 1
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng
Tấn công pháo đài- nhà tù Ba-xti
“Và lớn, và bé, đàn ông, đàn bà
Tất cả chiếm mỗi người đôi khí giới.
Anh hàng thịt vung con dao sáng chói,
Người lính già quắc thước múa đôi gươm,
Và anh hàng giày quần áo rách tươm,
Anh thợ dệt đang nằm sau cửa xưởng,
Cũng trỗi dậy oai uy như võ tướng,
Giật thanh đao, khẩu súng nhảy ra ngoài.
Những thằng con bé bỏng cũng giương oai,
Phồng má thổi kèn vang sau góc phố...”
(TỐ HỮU)
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP 1789-1794
II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ
Bài 2
Tiết: 1
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng
Tấn công pháo đài- nhà tù Ba-xti
- 14-7-1789, quần chúng được vũ trang đánh chiếm pháo đài, nhà tù Ba-xti - mở đầu cho thắng lợi của cách mạng.
- 5-5-1789, Hội nghị ba đẳng cấp khai mạc.
- 17-6-1789, Đại biểu đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc (Quốc hội lập hiến).
CỦNG CỐ BÀI HỌC
CÔNG VIỆC VỀ NHÀ
1. Học bài (các câu hỏi SGK)
2. Chuẩn bị bài 2- phần III
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)
Gợi ý chuẩn bị bài:
Các giai đoạn phát triển của cách mạng?
Ý gnhĩa lịch sử của cách mạng?
TLTK - Chế độ phong kiến thối nát
“Nông dân phải nộp thuế tài sản và thuế phụ thu bằng 1/20 thu nhập, gọi là thuế nộp cho nhà vua, ngoài ra họ còn phải nộp thuế thân (tính theo đầu người)”.
Rượu vang cũng bị đánh thuế nặng. Nước Pháp trồng rất nhiều nho và nổi tiếng về rượu nho trong khi thuế đánh vào rượu nho rất nặng.
Hai vạn bảy nghìn nhân viên thu thuế lục soát các hầm của nông dân, đo các thùng rượu. Tại các trạm kiểm soát thuế ở cửa ô, người và xe cộ qua lại đều bị khám xét.
Hơn một triệu rưỡi nông dân Pháp phải đi ăn xin. Trước cách mạng ít lâu, một giám mục đã viết:”Những người ở nông thôn sống khổ sở vô cùng trong những túp lều tống rỗng, không giường, không bàn ghế. Phần lớn không đủ bánh - thứ lương thực chính của họ để ăn trong nửa năm. Nông dân và con cái họ học nhịn đói để đóng thuế.”
Chế độ phong kiến Pháp đã hết sức thối nát. Lu-i XVI thường ngủ gật khi chủ toạ Hội đồng vương quốc. Y nói rằng, công việc trí óc làm cho y mệt nhọc. Lu-i ít chú ý đến chính trị nhưng lại ham mê săn bắn.
Chuồng ngựa của nhà vua có tới 1857 con với 1400 người giữ ngựa. Ở các tỉnh lại còn dự trữ 1200 ngựa nữa. Mỗi khi vua ra ngoài có đến 217 bộ hạ theo hầu. Triều đình phải chi tiêu những món tiền khủng lồ. Tiền nuôi chó trong mỗi năm tốn 51.000 li-vrơ. Rất nhiều người giữ việc trông coi bảo quản hàng vạn hươu, nai trong những khu rừng rậm ở ngoại ô Pa-ri để cho vua đi săn.
Chi tiết trên đây nói lên chi phí lớn lao của triều đình.
Trong một năm, các cô, các dì của vua đã đốt 216.000 tiền nén, 4.000 gia đình triều thần được vua ban cấp cho rất hậu dưới hình thức ăn cấp và tặng vật.”
E-phi-nốp - Lịch sử thế giới cận đại _Tập I, tr.65-68
TLTK – Phá ngục Ba-xti
“Pháo đài Ba-xti được dựng lên từ thế kỷ XV, với tường thành bằng đá hình răng cưa cao 24m, dày 3m, có 8 tháp canh cao cao 30m, có hào sâu bao bọc xung quanh. Đi vào pháo đài chỉ có thể qua chiếc cầu treo trên những xích sắt đã tôi kỹ. Các vua Pháp biến Ba-xti thành nhà tù quốc gia.
“Hãy tiến tới Ba-xti!” Lời kêu gọi của một người nào đó truyền đi. Hàng trăm người hưởng ứng lời kêu gọi này. Nó truyền đi từ người này sang người khác và chẳng bao lâu lan ra khắp thành phố. Từ tất cả mọi khu phố, đoàn người khởi nghĩa kéo về Ba-xti.
Ở trên tường pháo đài, người ta thấy nhô ra những họng súng đại bác, đội quân thường trú ở pháo đài đang đứng cạnh đấy trong tư thê sẵn sàng.
Gần giữa trưa, quần chúng tiến công vào ngục Ba-xti. Tham gia tiến công có khoảng 300.000 người, chủ yếu là công nhân, thợ thủ công, dân nghèo Pa-ri. NHững người tiến công xông vào cửa lớn của nhà tù, nhưng cầu đã rút và hầu như không thể nào vào pháo đài được. Sau một lúc khá lâu, một số người dũng cảm tìm cách vượt qua hào để đặt cầu nhưng lại không có kết quả. Đột nhiên từ phía tường pháo đài vang lại những loạt súng. Nhiều người bị chết và bị thương. Máu chảy càng tăng thêm lòng phẫn nộ của quần chúng. Một cuộc tiến công mãnh liệt bắt dầu, kéo dài hơn 4 giờ. Đất trước pháo đài đẫm máu. Cuối cùng một quả đạn đại bác bắn đứt dây xích cầu treo. Cầu hạ xuống. Nhân dân xông vào pháo đài. Đội quân đồn trú ở Ba-xti đầu hàng. Viên chỉ huy ra lệnh bắn đại bác vào nhân dân đã bị giết chết.
Khi người ta báo cho vua Pháp biết Ba-xti đã bị chiếm. Nhà vua kinh ngạc hỏi:” Đấy là một cuộc nổi loạn à!” Nhà vua được trả lời:”Không, tâu bệ hạ, đấy là một cuộc cách mạng!”

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Lan Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)