Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Chia sẻ bởi Hoàng Lân |
Ngày 24/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
Người thực hiện:
Hoàng Thế Lân
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Khắc Duy
I – Nước Pháp trước cách mạng.
Kinh tế:
a) Nông nghiệp:
Vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Hơn
80% dân số sống bằng nghề nông, nhưng sản xuất vô
cùng lạc hậu, năng suất lao động thấp kém, trong khi
đó chế độ bóc lột của PK, lãnh chúa rất nặng nề,
kìm hãm sản xuất. Vì vậy, nền nông nghiệp ngày càng
lạc hậu, lỗi thời, không đáp ứng nổi nhu cầu yếu phẩm
trong khi dân số ngày càng tăng, không phục vụ được
thương nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Nông dân
Quý tộc
Phong Kiến
Tăng lữ
lớp trên
b) Công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, những yếu tố TBCN đang nổi lên, nhưng chế độ phong kiến đã ngăn cản sự phát triển đó. Quan chức triều đình khinh rẻ thương nghiệp.
2) Chính trị xã hội:
Pháp vẫn theo chế độ quân chủ chuyên chế, không thay đổi gì so với 500 năm trước
Vua Louis
(1774 –1792) có quyền tối thượng và vô hạn.
Louis (XVI)
Đẳng cấp
Quý tộc PK
Đẳng cấp
Tăng lữ lớp trên
Đẳng cấp thứ
ba
Tư sản
Dân nghèo TT
Nông dân
2 đẳng cấp có đặc quyền
Không đóng thuế
Đại TS
TS vừa
TS nhỏ
Không có đặc quyền, phải đóng mọi thứ thuế
Do địa vị kinh tế và quyền lợi chính trị khác nhau giữa các đẳng cấp, nước Pháp vào nửa cuối thế kỉ XVIII đã hình thành hai trận tuyến: một bên là Phong Kiến bao gồm vua, đẳng cấp tăng lữ quý tộc và một bên là toàn bộ đẳng cấp thứ ba. Phong kiến ra sức giữ trật tự xã hội đã suy yếu; còn đẳng cấp thứ ba, tiên phong là tư sản, tìm mọi cách tấn công, đột phá vào thành trì Phong kiến trên tất cả các lĩnh vực. Một cuộc cách mạng bùng nổ là tất yếu.
Mở đầu cho cuộc cách mạng đó là những tư tưởng và lý luận xã hội của giai cấp tư sản (triết học ánh sáng) rất tiến bộ với các đại biểu ưu tú như Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô…
S.Mông-te-xki-ơ
(1689-1755)
Giăng Giắc Rút xô
(1712 - 1778)
Vôn – te
(1694 - 1778)
Mặc dù có những quan điểm khác nhau, phản ánh quyền lợi khác nhau giữa các tầng lớp, song đều có điểm chung là cùng chĩa mũi nhọn tấn công vào chế độ Phong kiến chuyên chế, đòi thay thế nó bằng chế độ xã hội mới. Đây là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Pháp đang lên chống chế độ phong kiến – giáo hội trên lĩnh vực tư tưởng, dọn đường cho cách mạng xã hội bùng nổ.
Bình dân thành thị là tầng lớp không có quyền hành vì bị các tầng lớp trên làm họ lao đao cực khổ. Do cuộc sống thiếu ăn, đói kém, họ sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản để giải quyết vấn đề ăn trước mắt là cần thiết.
Được “chủ nghĩa khai sáng” soi đường, giai cấp tư sản ý thức được lợi ích của giai cấp mình với lợi ích của dân tộc. Đó là g/c đang lên có ý thức về vai trò lãnh đạo toàn dân nổi dậy chống PK mục nát.
Nông dân bất mãn với chế độ PK vì bị bóc lột dã man tàn bạo, cuộc sống ngày càng khốn quẫn, nên họ sẵn sàng đi theo g/c TS chống lại chế độ áp bức bóc lột của bọn PK.
Mọi tiền đề cho 1 cuộc cách mạng đã sẵn sàng. Về cả tư tưởng tiến bộ, giai cấp lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu cách mạng… Chỉ cần một cái “cớ” nữa để mọi chuyện đi đúng quy trình lịch sử.
II – Tóm tắt diễn biến cách mạng.
* Nguyên nhân trực tiếp: Mâu thuẫn trong lòng xã hội Phong kiến chuyên chế càng trở nên gay gắt hơn vào năm 1789, khi mất mùa và khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra. Dân chúng sống trong sự khốn cùng, còn triều đình quý tộc thì sống xa hoa, nợ quốc gia lên đến 4500 triệu livrơ (vay của tư sản). Nhà nước Pháp đứng bên bờ của sự phá sản.
Vua Louis triệu tập hội nghị ba đẳng cấp với ý định là dựa vào TS để giải quyết nợ nần cho triều đình.
Tuy nhiên, quần chúng nhân dân đấu tranh gay gắt đòi làm xong bản Hiến pháp. Vua Louis run sợ nhượng bộ, nhưng bên trong thì ráo riết chuẩn bị lực lượng, bao vây Pari, định giải tán hội nghị do quần chúng lập lên và giải tán cách mạng trong trứng nước.
Hội nghị ba đẳng cấp: 1200 đại biểu. 300 (đc 1) + 300 (đc 2) +600 (đc 3)
Phong trào nhân dân Pháp 1789
Nhân dân kéo xuống đường biểu tình, cướp vũ khí.
Giai đoạn 1: Cách mạng bùng nổ và nền thống trị của đại tư sản tài chính (14-7-1789 đến 10-8-1792).
Phá ngục Bastille
Bên trong ngục Bastille
Ngày 12-7, quần chúng nhân dân Pari rầm rộ xuống đường biểu tình, cướp vũ khí của quân nhà vua, tiến thẳng tới ngục Bastille. Ngày 14-7, người dân đã hạ được ngục Bastille, và sự kiện này được ghi vào lịch sử hào hùng của nhân dân Pháp, sau đó được công nhận là ngày quốc khánh nước Pháp. Chế độ Phong kiến sụp đổ. Đánh dấu sự thống trị của đại tư sản tài chính và nền quân chủ lập hiến.
Nhân dân Pháp ăn mừng chế độ quân chủ lập hiến
Vì phong trào cách mạng lên cao, g/c TS sợ mất quyền lợi của mình nên tìm con đường hòa giải nửa chừng.
Ngày 4-8-1789, trước sức ép quần chúng cách mạng, phái lập hiến đã tuyên bố “bãi bỏ hoàn toàn chế độ PK”, nhưng thực chất chỉ bỏ 1 số nghĩa vụ.
Tịch thu đất của giáo hội bán cho dân.
26-8-1789, thông qua văn kiện có tính Cương lĩnh và bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (tự do, bình đẳng, bác ái)
Hiến pháp đã thảo xong và thông qua ngày 3-9-1791. Đến ngày 13, vua Louis buộc phải phê chuẩn Hiến pháp. Tuy vậy, ông vẫn tích cực tập hợp lực lượng quý tộc… tìm mọi cách chống phá cách mạng, còn kích động dân mộ đạo đứng lên chống chính quyền.
30-9-1791, quốc hội hiến pháp tuyên bố giải tán, nhường chỗ cho quốc hội lập pháp.
Bản tuyên ngôn nhân quyền – dân quyền
Giai đoạn 2: Thời kì thống trị của phái tư sản Girôngđanh (8-10-1792 đến 31-5-1793). Nền Cộng Hòa.
Vua Louis không chỉ huy động lực lượng phản động trong nước mà còn câu kết với bọn PK châu Âu. Liên Minh Áo – Phổ đem quân vào nước Pháp hòng dập tắt cách mạng.
Phái Girôngđanh vì quyền lợi ích kỷ của g/c TS, nhất là bọn đại thương nhân, nên muốn có 1 cuộc chiến tranh với châu Âu PK. Chúng tìm đủ mọi cách kích thích tinh thần dân tộc, đưa Pháp vào chiến tranh.
Căm phẫn nhà vua cùng bọn quý tộc phản quốc, quần chúng nhân dân đề cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, khí thế cách mạng sôi sùng sục.
Theo lời kêu gọi của phái Giacôbanh, nhân dân tiến vào cung vua, bắt giam hoàng hậu và phế truất ngôi vua.
- Ngày 10-8-1792, phái Girôngđanh lên cầm quyền thay cho nền quân chủ PK lâu đời. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu được chấp thuận. Tuy nhiên, việc cầm quyền lại ngoài ý muốn của họ. Phái này lo sợ phong trào cách mạng lên cao sẽ đe dọa đến quyền lợi của mình, nhất là quyền tư hữu tài sản nên đã tìm mọi mưu kế kìm hãm cuộc cách mạng dừng lại nửa chừng và tìm lối thỏa hiệp với chế độ cũ.
* Ngày 19-8-1792, liên quân Áo – Phổ ào ạt vượt biên giới tấn công nước Pháp.
Lực lượng cách mạng đã chiến đấu ngoan cường, đánh thắng được quân xâm lược trên các mặt trận, đồng thời con dẹp được bọn phản loạn trong nước.
- Ngày 20-8-1792, Quốc hội Pháp tuyên bố giải thể. Quốc ước hội (La convention) được thành lập thay thế cho Quốc hội lập pháp, và tuyên bố hủy bỏ chế độ quân chủ, thành lập nền Cộng hòa (21-9-1792).
Phái Giacôbanh đại diện cho tầng lớp TS vừa và nhỏ, kể cả tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công và quảng đại quần chúng nhân dân.
Phái Girôngđanh ra sức chống phá cách mạng với nhiều thủ đoạn…
Giai đoạn 3: Thời kì chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh (2-6-1793 đến 27-7-1794).
Sau khi kết tội và xử chém vua Louis (ngày 21-1-1793), hàng loạt nước phong kiến Châu Âu và 2 nước tư sản Anh và Hà Lan lần lượt lao vào chống cách mạng Pháp.
- Chiến tranh làm sản xuất kiệt quệ, Pháp lâm vào khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng về Kinh tế, chính trị, xã hội. Nhân dân nổi dậy chống chính quyền ở 1 số nơi, nhưng phái Girôngđanh vừa bất lực vừa phản động.
Nhân dân Pari rầm rộ đứng lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của phái Giacôbanh , lật đổ chính quyền Girôngđanh
Louis XVI bị chém đầu
Ban hành đạo luật 3-6, sắc lệnh tiến bộ về “cải cách ruộng đất”, tiêu hủy, xóa bỏ mọi khế ước, văn tự Phong kiến, nghĩa vụ phong kiến…
Hiến pháp 1793 quy định chế độ cộng hòa, thực hiện chế độ tuyển cử phổ thông cho nam giới, ban hành quyền tự do dân chủ.
Ra lệnh tổng động viên toàn quốc chống quân Áo – Phổ. Đánh đuổi ngoại xâm lẫn bạo loạn trong nước. Quyền lực quốc hội được khôi phục.
Phái Giacôbanh do Rôbexpie chỉ huy đã thi hành nhiều biện pháp kiên quyết nên có hiệu quả để tiến hành chống thù trong giặc ngoài, ổn định cuộc sống của nhân dân.
Sau khi đánh thắng quân địch, nội bộ cách mạng ngày càng bị chia rẽ. Bọn tư sản “đục nước béo cò” làm giàu trong chiến tranh nay lại muốn được tự do kinh doanh, bóc lột, đòi xóa mọi khủng bố và giá tối đa. Công nhân, nông dân đòi phải được cải thiện đời sống. chính phủ Giacôbanh đứng trước nguy cơ bị lật đổ.
Lại thêm một lần nữa, bọn tư sản không muốn cách mạng đi quá xa sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của chúng. Vì vậy, ngày 27-7-1794, phái tư sản tổ chức chính biến lật đổ chính quyền Giacôbanh, bắt những người đứng đầu lên máy chém (Rôbexpie…). Cuộc cách mạng dân chủ kết thúc.
Bọn TS (Tecmido) lên cầm quyền tìm đủ mọi cách thanh toán nốt nền chuyên chính cách mạng.
Hành quyết Rôbexpie
Dựa vào sức mạnh quân sự, Napoleon Bonaparte đã làm cuộc chính biến (ngày 9-11-1799) để thủ tiêu chế độ đốc chính, xác lập chế độ độc tài quân sự.
Bọn Tư Sản (Tecmido) lên cầm quyền tìm đủ mọi cách thanh toán nốt nền chuyên chính cách mạng. Nhân dân bị tổn thất nhiều trong cách mạng, chịu cảnh sống nghèo khổ, nhưng họ vẫn lên đấu tranh khiến bọn tư sản rất lo sợ. Vì thế, Tư sản thiết lập chế độ đốc chính (hợp pháp hóa sự cầm quyền của tư sản 1795 – 1799).
Lịch sử nước Pháp
bước sang trang mới.
(15/8/1769 – 5/5/1821)
III – Tính chất, ý nghĩa cách mạng Pháp.
+ Đã lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế đã thống trị lâu đời, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.
+ Nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đết được giải quyết, mở đường cho thương nghiệp phát triển tiến lên.
+ Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nhiều tiến bộ.
+ Tập hợp được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân nhân đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - nên chuyên chính Gia-cô-banh.
+ Mở ra một thời đại mới - thời đại thắng lợi và cũng cố của CNTB ở các nước tiên tiến bấy giờ.
- Cuộc cách mạng TS Pháp đã phá tan chế độ phong kiến, quét sạch tàn dư lạc hậu của thời trung cổ, mở đường cho sự phát triển CNTB ở Pháp và trên lục địa châu Âu.
- Trong tiến trình cách mạng, g/c TS Pháp là g/c lãnh đạo cách mạng nhưng chính quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đến thắng lợi.
- Tính chất hạn chế của cách mạng TS pháp được thể hiện rõ nét trong việc duy trì chế độ tư hữu và không có ý định thủ tiêu chế độ bóc lột.
- Mặc dầu vậy, cách mạng Ts Pháp là cuộc c/m đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong chính sách nước Pháp cũng như lịch sử phát triển nền văn minh nhân loại.
- Thắng lợi c/m TS Pháp góp phần rất lớn trong việc truyền bá tư tưởng dân chủ TS tinh thần phản kháng của nhân dân các nước Châu Âu đứng lên chống lại vương quyền. Đồng thời nó đã thức tỉnh những lực lượng dân chủ tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến , chế độ thực dân.
Hoàng Thế Lân
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Khắc Duy
I – Nước Pháp trước cách mạng.
Kinh tế:
a) Nông nghiệp:
Vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Hơn
80% dân số sống bằng nghề nông, nhưng sản xuất vô
cùng lạc hậu, năng suất lao động thấp kém, trong khi
đó chế độ bóc lột của PK, lãnh chúa rất nặng nề,
kìm hãm sản xuất. Vì vậy, nền nông nghiệp ngày càng
lạc hậu, lỗi thời, không đáp ứng nổi nhu cầu yếu phẩm
trong khi dân số ngày càng tăng, không phục vụ được
thương nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Nông dân
Quý tộc
Phong Kiến
Tăng lữ
lớp trên
b) Công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, những yếu tố TBCN đang nổi lên, nhưng chế độ phong kiến đã ngăn cản sự phát triển đó. Quan chức triều đình khinh rẻ thương nghiệp.
2) Chính trị xã hội:
Pháp vẫn theo chế độ quân chủ chuyên chế, không thay đổi gì so với 500 năm trước
Vua Louis
(1774 –1792) có quyền tối thượng và vô hạn.
Louis (XVI)
Đẳng cấp
Quý tộc PK
Đẳng cấp
Tăng lữ lớp trên
Đẳng cấp thứ
ba
Tư sản
Dân nghèo TT
Nông dân
2 đẳng cấp có đặc quyền
Không đóng thuế
Đại TS
TS vừa
TS nhỏ
Không có đặc quyền, phải đóng mọi thứ thuế
Do địa vị kinh tế và quyền lợi chính trị khác nhau giữa các đẳng cấp, nước Pháp vào nửa cuối thế kỉ XVIII đã hình thành hai trận tuyến: một bên là Phong Kiến bao gồm vua, đẳng cấp tăng lữ quý tộc và một bên là toàn bộ đẳng cấp thứ ba. Phong kiến ra sức giữ trật tự xã hội đã suy yếu; còn đẳng cấp thứ ba, tiên phong là tư sản, tìm mọi cách tấn công, đột phá vào thành trì Phong kiến trên tất cả các lĩnh vực. Một cuộc cách mạng bùng nổ là tất yếu.
Mở đầu cho cuộc cách mạng đó là những tư tưởng và lý luận xã hội của giai cấp tư sản (triết học ánh sáng) rất tiến bộ với các đại biểu ưu tú như Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô…
S.Mông-te-xki-ơ
(1689-1755)
Giăng Giắc Rút xô
(1712 - 1778)
Vôn – te
(1694 - 1778)
Mặc dù có những quan điểm khác nhau, phản ánh quyền lợi khác nhau giữa các tầng lớp, song đều có điểm chung là cùng chĩa mũi nhọn tấn công vào chế độ Phong kiến chuyên chế, đòi thay thế nó bằng chế độ xã hội mới. Đây là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Pháp đang lên chống chế độ phong kiến – giáo hội trên lĩnh vực tư tưởng, dọn đường cho cách mạng xã hội bùng nổ.
Bình dân thành thị là tầng lớp không có quyền hành vì bị các tầng lớp trên làm họ lao đao cực khổ. Do cuộc sống thiếu ăn, đói kém, họ sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản để giải quyết vấn đề ăn trước mắt là cần thiết.
Được “chủ nghĩa khai sáng” soi đường, giai cấp tư sản ý thức được lợi ích của giai cấp mình với lợi ích của dân tộc. Đó là g/c đang lên có ý thức về vai trò lãnh đạo toàn dân nổi dậy chống PK mục nát.
Nông dân bất mãn với chế độ PK vì bị bóc lột dã man tàn bạo, cuộc sống ngày càng khốn quẫn, nên họ sẵn sàng đi theo g/c TS chống lại chế độ áp bức bóc lột của bọn PK.
Mọi tiền đề cho 1 cuộc cách mạng đã sẵn sàng. Về cả tư tưởng tiến bộ, giai cấp lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu cách mạng… Chỉ cần một cái “cớ” nữa để mọi chuyện đi đúng quy trình lịch sử.
II – Tóm tắt diễn biến cách mạng.
* Nguyên nhân trực tiếp: Mâu thuẫn trong lòng xã hội Phong kiến chuyên chế càng trở nên gay gắt hơn vào năm 1789, khi mất mùa và khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra. Dân chúng sống trong sự khốn cùng, còn triều đình quý tộc thì sống xa hoa, nợ quốc gia lên đến 4500 triệu livrơ (vay của tư sản). Nhà nước Pháp đứng bên bờ của sự phá sản.
Vua Louis triệu tập hội nghị ba đẳng cấp với ý định là dựa vào TS để giải quyết nợ nần cho triều đình.
Tuy nhiên, quần chúng nhân dân đấu tranh gay gắt đòi làm xong bản Hiến pháp. Vua Louis run sợ nhượng bộ, nhưng bên trong thì ráo riết chuẩn bị lực lượng, bao vây Pari, định giải tán hội nghị do quần chúng lập lên và giải tán cách mạng trong trứng nước.
Hội nghị ba đẳng cấp: 1200 đại biểu. 300 (đc 1) + 300 (đc 2) +600 (đc 3)
Phong trào nhân dân Pháp 1789
Nhân dân kéo xuống đường biểu tình, cướp vũ khí.
Giai đoạn 1: Cách mạng bùng nổ và nền thống trị của đại tư sản tài chính (14-7-1789 đến 10-8-1792).
Phá ngục Bastille
Bên trong ngục Bastille
Ngày 12-7, quần chúng nhân dân Pari rầm rộ xuống đường biểu tình, cướp vũ khí của quân nhà vua, tiến thẳng tới ngục Bastille. Ngày 14-7, người dân đã hạ được ngục Bastille, và sự kiện này được ghi vào lịch sử hào hùng của nhân dân Pháp, sau đó được công nhận là ngày quốc khánh nước Pháp. Chế độ Phong kiến sụp đổ. Đánh dấu sự thống trị của đại tư sản tài chính và nền quân chủ lập hiến.
Nhân dân Pháp ăn mừng chế độ quân chủ lập hiến
Vì phong trào cách mạng lên cao, g/c TS sợ mất quyền lợi của mình nên tìm con đường hòa giải nửa chừng.
Ngày 4-8-1789, trước sức ép quần chúng cách mạng, phái lập hiến đã tuyên bố “bãi bỏ hoàn toàn chế độ PK”, nhưng thực chất chỉ bỏ 1 số nghĩa vụ.
Tịch thu đất của giáo hội bán cho dân.
26-8-1789, thông qua văn kiện có tính Cương lĩnh và bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (tự do, bình đẳng, bác ái)
Hiến pháp đã thảo xong và thông qua ngày 3-9-1791. Đến ngày 13, vua Louis buộc phải phê chuẩn Hiến pháp. Tuy vậy, ông vẫn tích cực tập hợp lực lượng quý tộc… tìm mọi cách chống phá cách mạng, còn kích động dân mộ đạo đứng lên chống chính quyền.
30-9-1791, quốc hội hiến pháp tuyên bố giải tán, nhường chỗ cho quốc hội lập pháp.
Bản tuyên ngôn nhân quyền – dân quyền
Giai đoạn 2: Thời kì thống trị của phái tư sản Girôngđanh (8-10-1792 đến 31-5-1793). Nền Cộng Hòa.
Vua Louis không chỉ huy động lực lượng phản động trong nước mà còn câu kết với bọn PK châu Âu. Liên Minh Áo – Phổ đem quân vào nước Pháp hòng dập tắt cách mạng.
Phái Girôngđanh vì quyền lợi ích kỷ của g/c TS, nhất là bọn đại thương nhân, nên muốn có 1 cuộc chiến tranh với châu Âu PK. Chúng tìm đủ mọi cách kích thích tinh thần dân tộc, đưa Pháp vào chiến tranh.
Căm phẫn nhà vua cùng bọn quý tộc phản quốc, quần chúng nhân dân đề cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, khí thế cách mạng sôi sùng sục.
Theo lời kêu gọi của phái Giacôbanh, nhân dân tiến vào cung vua, bắt giam hoàng hậu và phế truất ngôi vua.
- Ngày 10-8-1792, phái Girôngđanh lên cầm quyền thay cho nền quân chủ PK lâu đời. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu được chấp thuận. Tuy nhiên, việc cầm quyền lại ngoài ý muốn của họ. Phái này lo sợ phong trào cách mạng lên cao sẽ đe dọa đến quyền lợi của mình, nhất là quyền tư hữu tài sản nên đã tìm mọi mưu kế kìm hãm cuộc cách mạng dừng lại nửa chừng và tìm lối thỏa hiệp với chế độ cũ.
* Ngày 19-8-1792, liên quân Áo – Phổ ào ạt vượt biên giới tấn công nước Pháp.
Lực lượng cách mạng đã chiến đấu ngoan cường, đánh thắng được quân xâm lược trên các mặt trận, đồng thời con dẹp được bọn phản loạn trong nước.
- Ngày 20-8-1792, Quốc hội Pháp tuyên bố giải thể. Quốc ước hội (La convention) được thành lập thay thế cho Quốc hội lập pháp, và tuyên bố hủy bỏ chế độ quân chủ, thành lập nền Cộng hòa (21-9-1792).
Phái Giacôbanh đại diện cho tầng lớp TS vừa và nhỏ, kể cả tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công và quảng đại quần chúng nhân dân.
Phái Girôngđanh ra sức chống phá cách mạng với nhiều thủ đoạn…
Giai đoạn 3: Thời kì chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh (2-6-1793 đến 27-7-1794).
Sau khi kết tội và xử chém vua Louis (ngày 21-1-1793), hàng loạt nước phong kiến Châu Âu và 2 nước tư sản Anh và Hà Lan lần lượt lao vào chống cách mạng Pháp.
- Chiến tranh làm sản xuất kiệt quệ, Pháp lâm vào khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng về Kinh tế, chính trị, xã hội. Nhân dân nổi dậy chống chính quyền ở 1 số nơi, nhưng phái Girôngđanh vừa bất lực vừa phản động.
Nhân dân Pari rầm rộ đứng lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của phái Giacôbanh , lật đổ chính quyền Girôngđanh
Louis XVI bị chém đầu
Ban hành đạo luật 3-6, sắc lệnh tiến bộ về “cải cách ruộng đất”, tiêu hủy, xóa bỏ mọi khế ước, văn tự Phong kiến, nghĩa vụ phong kiến…
Hiến pháp 1793 quy định chế độ cộng hòa, thực hiện chế độ tuyển cử phổ thông cho nam giới, ban hành quyền tự do dân chủ.
Ra lệnh tổng động viên toàn quốc chống quân Áo – Phổ. Đánh đuổi ngoại xâm lẫn bạo loạn trong nước. Quyền lực quốc hội được khôi phục.
Phái Giacôbanh do Rôbexpie chỉ huy đã thi hành nhiều biện pháp kiên quyết nên có hiệu quả để tiến hành chống thù trong giặc ngoài, ổn định cuộc sống của nhân dân.
Sau khi đánh thắng quân địch, nội bộ cách mạng ngày càng bị chia rẽ. Bọn tư sản “đục nước béo cò” làm giàu trong chiến tranh nay lại muốn được tự do kinh doanh, bóc lột, đòi xóa mọi khủng bố và giá tối đa. Công nhân, nông dân đòi phải được cải thiện đời sống. chính phủ Giacôbanh đứng trước nguy cơ bị lật đổ.
Lại thêm một lần nữa, bọn tư sản không muốn cách mạng đi quá xa sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của chúng. Vì vậy, ngày 27-7-1794, phái tư sản tổ chức chính biến lật đổ chính quyền Giacôbanh, bắt những người đứng đầu lên máy chém (Rôbexpie…). Cuộc cách mạng dân chủ kết thúc.
Bọn TS (Tecmido) lên cầm quyền tìm đủ mọi cách thanh toán nốt nền chuyên chính cách mạng.
Hành quyết Rôbexpie
Dựa vào sức mạnh quân sự, Napoleon Bonaparte đã làm cuộc chính biến (ngày 9-11-1799) để thủ tiêu chế độ đốc chính, xác lập chế độ độc tài quân sự.
Bọn Tư Sản (Tecmido) lên cầm quyền tìm đủ mọi cách thanh toán nốt nền chuyên chính cách mạng. Nhân dân bị tổn thất nhiều trong cách mạng, chịu cảnh sống nghèo khổ, nhưng họ vẫn lên đấu tranh khiến bọn tư sản rất lo sợ. Vì thế, Tư sản thiết lập chế độ đốc chính (hợp pháp hóa sự cầm quyền của tư sản 1795 – 1799).
Lịch sử nước Pháp
bước sang trang mới.
(15/8/1769 – 5/5/1821)
III – Tính chất, ý nghĩa cách mạng Pháp.
+ Đã lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế đã thống trị lâu đời, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.
+ Nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đết được giải quyết, mở đường cho thương nghiệp phát triển tiến lên.
+ Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nhiều tiến bộ.
+ Tập hợp được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân nhân đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - nên chuyên chính Gia-cô-banh.
+ Mở ra một thời đại mới - thời đại thắng lợi và cũng cố của CNTB ở các nước tiên tiến bấy giờ.
- Cuộc cách mạng TS Pháp đã phá tan chế độ phong kiến, quét sạch tàn dư lạc hậu của thời trung cổ, mở đường cho sự phát triển CNTB ở Pháp và trên lục địa châu Âu.
- Trong tiến trình cách mạng, g/c TS Pháp là g/c lãnh đạo cách mạng nhưng chính quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đến thắng lợi.
- Tính chất hạn chế của cách mạng TS pháp được thể hiện rõ nét trong việc duy trì chế độ tư hữu và không có ý định thủ tiêu chế độ bóc lột.
- Mặc dầu vậy, cách mạng Ts Pháp là cuộc c/m đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong chính sách nước Pháp cũng như lịch sử phát triển nền văn minh nhân loại.
- Thắng lợi c/m TS Pháp góp phần rất lớn trong việc truyền bá tư tưởng dân chủ TS tinh thần phản kháng của nhân dân các nước Châu Âu đứng lên chống lại vương quyền. Đồng thời nó đã thức tỉnh những lực lượng dân chủ tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến , chế độ thực dân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Lân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)