Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
Chia sẻ bởi Mai Thị Dịu Linh |
Ngày 25/04/2019 |
75
Chia sẻ tài liệu: Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Ngày soạn: 15/11/2011
Người soạn: Mai thị Dịu Linh
Tiết: 2
Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Mục tiêu
Kiến thức
- Biết ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản là: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
- Biết các khái niệm: Tên, tên chuẩn, tên dành riêng(từ khoá), tên do người lập trình đặt, hằng, biến và chú thích.
Kỹ năng
- Phân biệt được ba thành phần: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
- Phân biệt được tên, hằng và biến. Biết đặt tên đúng
Tư duy và thái độ
- Tư duy logic
- Thái độ cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Tranh chứa các tên đúng-sai để học sinh chọn, giáo án, sách giáo viên, phiếu học tập, bìa trong, bút dạ.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, gợi động cơ.
Tiến trình dạy học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Hỏi: Chương trình dịch là gì? Có mấy loại chương trình dịch? Sự khác nhau giữa chúng?
Trả lời:
Chương trình dịch là chương trình đặc biệt, có chức năng chuyển đổi chương trình được viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.
Có 2 loại chương trình dịch là thông dịch và biên dịch
Sự khác nhau giữa 2 loại chương trình dịch là:
- Trình biên dịch duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi, xác định chương trình nguồn có xác định được hay không, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ lại để sử dụng lại về sau khi cần thiết.
- Trình thông dịch lần lượt dịch từng câu lệnh ra ngôn ngữ máy rồi thực hiện ngay câu lệnh vừa dịch được hoặc báo lỗi nếu không dịch được.
Triển khai bài mới
HĐ1: Các thành phần cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Đặt vấn đề: Có những yếu tố nào dùng để xây dựng nên ngôn ngữ Tiếng Việt?
GV: Trong ngôn ngữ lập trình cũng tương tự như vậy. Các ngôn ngữ lập trình nói chung thường có chung một số thành phần như: Dùng những kí hiệu nào để viết chương trình, viết theo quy tắc nào, viết như vậy có ý nghĩa là gì? Đó chính là ba thành phần cơ bản của một ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
GV: Dựa vào SGK các em hãy nêu bảng chữ cái trong Pascal và nhận xét.
GV: Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình nói chung không khác nhau nhiều. Ví dụ, bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình C++ chỉ khác Pascal là có sử dụng thêm các kí tự như (“), (),(!).
GV: Trình bày khái niệm cú pháp. Cú pháp các ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng khác nhau, ngôn ngữ Pascal dùng cặp Begin- End để gộp nhiều lệnh thành một lệnh nhưng C++ lại dùng cặp ký hiệu {}.
GV: Lấy ví dụ: Xét hai biểu thức
A+B, (1) trong đó A, B là hai số thực. I+J, (2) trong đó I, J là hai số nguyên.
GV: Khi đó dấu cộng trong (1) sẽ là cộng hai số thực, dấu cộng trong (2) sẽ là hai số nguyên.
GV: Yêu cầu HS phân biệt cú pháp và ngữ nghĩa.
GV: Nhận xét và đưa ra kết luận
- Cú pháp cho biết cách viết chương trình hợp lệ, ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.
- Lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiện và thông báo cho người lập trình. Chương trình không còn lỗi cú pháp thì mới có thể dịch sang ngôn ngữ máy.
- Lỗi ngữ nghĩa được phát hiện khi chạy chương trình.
HS: Độc lập suy nghĩ và trả lời
- Bảng chữ cái Tiếng Việt, số, dấu.
- Cách ghép các kí tự thành từ, ghép từ thành câu
- Ngữ nghĩa của từ thành câu
HS: Bảng chữ cái trong Pascal :
+ Kí tự chữ cái in hoa và in thường.
In hoa ‘A’.. ‘Z’
Chữ thường ‘a’.. ‘z’
+ Kí tự chữ số ‘0’.. ‘9’
+ Kí tự đặc biệt: + - * / = <
Ngày soạn: 15/11/2011
Người soạn: Mai thị Dịu Linh
Tiết: 2
Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Mục tiêu
Kiến thức
- Biết ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản là: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
- Biết các khái niệm: Tên, tên chuẩn, tên dành riêng(từ khoá), tên do người lập trình đặt, hằng, biến và chú thích.
Kỹ năng
- Phân biệt được ba thành phần: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
- Phân biệt được tên, hằng và biến. Biết đặt tên đúng
Tư duy và thái độ
- Tư duy logic
- Thái độ cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Tranh chứa các tên đúng-sai để học sinh chọn, giáo án, sách giáo viên, phiếu học tập, bìa trong, bút dạ.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, gợi động cơ.
Tiến trình dạy học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Hỏi: Chương trình dịch là gì? Có mấy loại chương trình dịch? Sự khác nhau giữa chúng?
Trả lời:
Chương trình dịch là chương trình đặc biệt, có chức năng chuyển đổi chương trình được viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.
Có 2 loại chương trình dịch là thông dịch và biên dịch
Sự khác nhau giữa 2 loại chương trình dịch là:
- Trình biên dịch duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi, xác định chương trình nguồn có xác định được hay không, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ lại để sử dụng lại về sau khi cần thiết.
- Trình thông dịch lần lượt dịch từng câu lệnh ra ngôn ngữ máy rồi thực hiện ngay câu lệnh vừa dịch được hoặc báo lỗi nếu không dịch được.
Triển khai bài mới
HĐ1: Các thành phần cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Đặt vấn đề: Có những yếu tố nào dùng để xây dựng nên ngôn ngữ Tiếng Việt?
GV: Trong ngôn ngữ lập trình cũng tương tự như vậy. Các ngôn ngữ lập trình nói chung thường có chung một số thành phần như: Dùng những kí hiệu nào để viết chương trình, viết theo quy tắc nào, viết như vậy có ý nghĩa là gì? Đó chính là ba thành phần cơ bản của một ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
GV: Dựa vào SGK các em hãy nêu bảng chữ cái trong Pascal và nhận xét.
GV: Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình nói chung không khác nhau nhiều. Ví dụ, bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình C++ chỉ khác Pascal là có sử dụng thêm các kí tự như (“), (),(!).
GV: Trình bày khái niệm cú pháp. Cú pháp các ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng khác nhau, ngôn ngữ Pascal dùng cặp Begin- End để gộp nhiều lệnh thành một lệnh nhưng C++ lại dùng cặp ký hiệu {}.
GV: Lấy ví dụ: Xét hai biểu thức
A+B, (1) trong đó A, B là hai số thực. I+J, (2) trong đó I, J là hai số nguyên.
GV: Khi đó dấu cộng trong (1) sẽ là cộng hai số thực, dấu cộng trong (2) sẽ là hai số nguyên.
GV: Yêu cầu HS phân biệt cú pháp và ngữ nghĩa.
GV: Nhận xét và đưa ra kết luận
- Cú pháp cho biết cách viết chương trình hợp lệ, ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.
- Lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiện và thông báo cho người lập trình. Chương trình không còn lỗi cú pháp thì mới có thể dịch sang ngôn ngữ máy.
- Lỗi ngữ nghĩa được phát hiện khi chạy chương trình.
HS: Độc lập suy nghĩ và trả lời
- Bảng chữ cái Tiếng Việt, số, dấu.
- Cách ghép các kí tự thành từ, ghép từ thành câu
- Ngữ nghĩa của từ thành câu
HS: Bảng chữ cái trong Pascal :
+ Kí tự chữ cái in hoa và in thường.
In hoa ‘A’.. ‘Z’
Chữ thường ‘a’.. ‘z’
+ Kí tự chữ số ‘0’.. ‘9’
+ Kí tự đặc biệt: + - * / = <
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Thị Dịu Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)