Bài 2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thúy Kiều | Ngày 25/04/2019 | 152

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:


CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH
VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Tiết PPCT 2: §2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
- Biết các khái niệm tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), hằng và biến.
- Biết các quy định về tên, hằng và biến trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
2. Kĩ năng:
Thực hiện được việc đặt tên đúng và nhận biết được tên sai quy định.
3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình, vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
2. Bài cũ: Hãy nêu khái miệm lập trình, phân biệt biên dịch và thông dịch?
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh
Nội Dung

* Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần của ngôn ngữ lập trình
Dẫn dắt vào bài:
GV: Để diễn tả một ngôn ngữ tự nhiên ta cần phải biết những gì?
HS trả lời: Chữ cái, cú pháp, ý nghĩa của điều cần diễn tả.
GV: Các ngôn ngữ lập trình nói chung thường có chung một số thành phần như:Dùng những kí hiệu nào để viết chương trình, viết theo quy tắc nào? viết như vậy có ý nghĩa là gì? Mỗi ngôn ngữ lập trình có một quy định riêng về những thành phần này.
HS: Nghe giảng
GV: Giới thiệu bảng chữ cái: Các kí tự trong bảng chữ cái (SGK)
Bảng chữ cái trong ngôn ngữ lập trình khác nhau có sự khác nhau. Ví dụ bảng chữ cái trong ngôn ngữ lập trình C++ chỉ khác pascal là sử dụng thêm các kí tự như dấu nháy kép(“), dấu sổ ngược(), dấu chấm than(!).
HS: Nghe giảng và ghi bài.




GV: Giới thiệu cú pháp
Cú pháp ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng khác nhau ngôn ngữ pascal dùng cặp từ Begin- End để gộp nhiều lệnh thành một lệnh nhưng trong C++ dùng cặp kí hiệu {}.
HS: Nghe giảng và ghi bài
Ví dụ : Xét 2 biểu thức A+B (1) A, B là các số thực.
I+J (2) với I, J là các số nguyên
Hỏi HS: Về ngữ nghĩa 2 biểu thức trên có khác nhau không?
HS trả lời:
Khác nhau: Dấu cộng trong (1) là cộng 2 số thực cộng trong (2) là cộng trong 2 số nguyên
- Mỗi ngôn ngữ khác nhau cũng có ngữ nghĩa khác nhau
HS: Nghe giảng và ghi bài.
GV: Đưa ra nhận xét và kết luận.
HS: Nghe giảng và ghi bài.








* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tên trong thành phần của ngôn ngữ lập trình.
GV: Trong các ngôn ngữ lập trình nói chung, các đối tượng sử dụng trong chương trình đều phải đặt tên để tiện cho việc sử dụng. Việc đặt tên trong các ngôn ngữ khác nhau là khác nhau, có ngôn ngữ phân biệt chữ hoa, chữ thường, có ngôn ngữ không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
HS: Nghe giảng
GV: Giới thiệu cách đặt tên trong ngôn ngữ cụ thể Pascal.
Ví dụ :
Tên đúng: a, b, c, x1, x2, _ten …
Tên sai: a bc,2x, a&b …





GV: Ngôn ngữ nào cũng có 3 loại tên cơ bản này nhưng tùy theo ngôn ngữ mà các tên có ý nghĩ khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau.
Trong khi soạn thảo chương trình, các ngôn ngữ lập trình thường hiển thị các tên dành riêng với một màu chữ khác hẳn với các tên còn lại giúp người lập trình nhận biết được tên nào là tên dành riêng (từ khóa). Trong ngôn ngữ Pascal, từ khóa thường hiển thị bằng màu trắng.
GV: Mở một chương trình viết bằng Pascal để học sinh quan sát cách hiển thị của một số từ khóa trong chương trình.
Các ngôn ngữ lập trình thường cung cấp một số đơn vị chương trình có sẵn trong các thư viện chương trình giúp người lập trình có thể thực hiện được nhanh một số thao tác thường dùng.

Giáo viên chỉ cho học sinh một số tên chuẩn trong ngôn ngữ Pascal.
GV: Đưa ra ví dụ: Để viết chương trình giải phương trình bậc hai ta cần khai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thúy Kiều
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)