Bài 2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Nghĩa | Ngày 10/05/2019 | 175

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Bài 2
Giáo án điện tử tin học lớp 11
1. Các thành phần cơ bản
Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có ba thành phần cơ bản: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
Bảng chữ cái
a
là tập hợp các kí tự được dùng để viết chương trình.
Ví dụ:
Bảng chữ cái của pascal gồm
Các chữ cái (thường và hoa):
Các chữ số:
Các kí tự đặc biệt:
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Các ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng có sự khác nhau về bảng chữ cái.
Ví dụ: Bảng chữ cái của ngôn ngữ c/c++ so với PASCAL có bổ sung thêm một số kí tự như: " ! ? % |
Không được phép dùng bất kì kí tự nào ngoài các kí tự quy định trong bảng chữ cái khi viết chương trình.
Cú pháp
b
Dựa vào cú pháp người lập trình và chương trình dịch biết tổ hợp nào của các kí tự trong bảng chữ cái là hợp lệ, nhờ đó có thể mô tả chính xác thuật toán để máy thực hiện.
Là bộ quy tắc để viết chương trình, gồm những quy định viết từ và tổ hợp từ của mỗi ngôn ngữ.
Ngữ nghĩa
c
xác định ý nghĩa thao tác cần thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.
Ví dụ:
Xác định ý nghĩa của kí tự "+" trong các biểu thức sau:
Với A, B là các đại lượng nhận giá trị số nguyên.
Với M, N là các đại lượng nhận giá trị số thực.
Kí tự "+" là phép cộng hai số nguyên.
Kí tự "+" là phép cộng hai số thực.
Ngữ nghĩa xác định tính chất và thuộc tính của các tổ hợp kí tự tạo thành các dòng lệnh trong chương trình.
2. Một số khái niệm
Tên
Dùng để xác định các đối tượng trong chương trình.
Tên đặt theo quy tắc được xác định của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể.
Ví dụ:
Một số ngôn ngữ lập trình phân biệt ba loại tên sau:
Tên dành riêng (Từ khoá): là những tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa xác định mà không được dùng với ý nghĩa khác.
Tên do người lập trình đặt: sử dụng theo ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng.
Tên chuẩn: dùng với ý nghĩa xác định nào đó được quy định trong các thư viện của ngôn ngữ lập trình, nhưng người lập trình có thể khai báo và dùng với ý nghĩa khác.
Ví dụ:
BAITAP, A, X1, CHUVI, SO_LUONG, .
Tên do người lập trình đặt
COUT, CLRSCR, CIN.
BYTE, REAL, ABS...
Tên chuẩn
MAIN, INCLUDE, VOID, WHILE, IF.
PROGRAM, USE, VAR, BEGIN, END.
Tên
dành riêng
Hằng và biến
b
Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Hằng số học là các số nguyên và số thực, có hoặc không dấu.
Hằng lôgic là các giá trị TRUE hoặc FALSE.
Hằng xâu là chuỗi kí tự bất kì, khi viết đặt trong cặp dấu nháy.
Ví dụ:
Bài toán:
Tính chu vi (CV), diện tích (S) hình tròn với bán kính (R) bất kì được đưa vào từ bàn phím.
3 0 -8 +15
2.5 5.0 -12.79 +6.8 0.2
-2.259E02 1.7E-3
Hằng số học
TRUE FALSE
Hằng lôgic
"Tin hoc"
"12345"
`Tin hoc`
`12345`
Hằng xâu
là những đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Tên biến mang giá trị của biến tại từng thời điểm thực hiện chương trình.
CV, R và S là các biến
Trong ví dụ trên:
Biến
Các đoạn chú thích đặt trong chương trình nguồn giúp người đọc dễ dàng nhận biết ý nghĩa của chương trình đó.
Chú thích không làm ảnh hưởng đến nội dung chương trình nguồn và được chương trình dịch bỏ qua.

Program VD1;
uses crt; { khai bao thu vien}
BEGIN { bat dau ct}
{in TB ra man hinh}
Write(‘ Xin chao cac ban lop 11’);
readln;
END.

Trong Pascal, chú thích được đặt giữa cặp dấu { } hoặc (* *)
Trong C++, chú thích được đặt giữa cặp dấu /* và */
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)