Bài 2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

Chia sẻ bởi Đỗ Vũ Hiệp | Ngày 10/05/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:


TIN HỌC 11
Giáo viên: Đỗ Vũ Hiệp
Tuần 2 Tiết 2
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Có mấy loại ngôn ngữ lập trình? Kể tên? Ngôn ngữ lập trình bậc cao khác với ngôn ngữ máy ở những điểm nào?
Trả lời:
Có 3 loại ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy; Hợp ngữ; Ngôn ngữ bậc cao.
Ngôn ngữ bậc cao khác với ngôn ngữ máy: Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao không phụ thuộc vào loại máy. Phải được dịch sang ngôn ngữ máy mới thực hiện được.
Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 3 thành phần cơ bản:
Bảng chữ cái
Cú pháp
Ngữ nghĩa

Ngôn ngữ lập trình có mấy
thành phần cơ bản?

Các thành phần cơ bản:
BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
a. Bảng chữ cái
a. Bảng chữ cái

Thế nào là bảng chữ cái?

Bảng chữ cái là tập các kí tự (qui định trong bảng chữ cái) được dùng để viết chương trình.

Bảng chữ cái của các ngôn ngữ lập trình không khác nhau nhiều.
b. Cú pháp

Thế nào
là cú pháp?

Cú pháp của ngôn ngữ lập trình Pascal dùng cặp từ Begin . . End để gộp nhiều lệnh thành một lệnh.
Cú pháp là bộ qui tắc dùng để viết chương trình. Cho biết cách viết chương trình hợp lệ từ đó mô tả chính xác thuật toán để máy tính thực hiện.
c. Ngữ nghĩa
Trong (1) : Dấu + là cộng 2 số thực.
Trong (2) : Dấu + là cộng 2 số nguyên.
Xét hai biểu thức:
A + B (1) với A, B là các số thực
I + J (2) với I, J là các số nguyên

Em có nhận xét gì về dấu + trong hai biểu thức (1) và (2)?
Thế nào là ngữ nghĩa?
Ngữ nghĩa là xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.
2. Một số khái niệm
Qui tắc đặt tên trong Turbo Pascal như thế nào?
Mọi đối tượng trong chương trình đều phải được đặt tên theo qui tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể
Qui tắc đặt tên trong Turbo Pascal:
Là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự;
Gồm các chữ số, chữ cái và dấu gạch dưới;
Không được bắt đầu bằng số;
Không phân biệt chữ hoa, chữ thường trong tên.
a. Tên
Được ngôn ngữ lập qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác
a. Tên
Trong ngôn ngữ lập trình có bao nhiêu loại tên?
Tên dành riêng
Tên chuẩn
Tên do người lập trình đặt
VD. Trong Pascal: Program; Uses; Var; …
Được ngôn ngữ lập qui định dùng với ý nghĩa nhất định, người lập trình có thể định nghĩa lại để dùng với ý nghĩa khác
VD. Trong Pascal: Integer; Real; Char; …
Được dùng với ý nghĩa riêng;
Được khai báo trước khi sử dụng;
Không được trúng với tên dành riêng
VD. Delta; x1; x2; a; b; …
Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
b. Hằng và biến
Thế nào là hằng?
Hằng số học
Trong ngôn ngữ lập trình có những loại hằng nào?
Hằng logic
Hằng xâu
Là các số nguyên hay số thực.
Là giá trị đúng (True) hoặc sai (False)
Là một chuỗi kí tự trong bộ mã ASCII. Khi viết chuỗi kí tự này được đặt trong cặp dấu phẩy trên.
VD: ‘Tin hoc’
Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
b. Hằng và biến
Thế nào là biến?
Các biến dùng trong chương trình đều phải được khai báo trước
Biến có cần phải khai báo trước?
Chú thích giúp cho người đọc chương trình nhận biết ý nghĩa của chương trình đó dễ dàng hơn.
c. Chú thích
Tại sao phải có chú thích?
Chú thích không ảnh hưởng đến nội dung chương trình nguồn và được chương trình dịch bỏ qua.
Chú thích có ảnh hưởng đến chương trình hay không?
Chú thích được đặt giữa cặp dấu { và } hoặc (* và *)
Trong chương trình, làm sao để nhận biết có chú thích?
1. Kể tên các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình?
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Gồm 3 thành phần: Bảng chữ cái; cú pháp và ngữ nghĩa
2. Trong ngôn ngữ lập trình có bao nhiêu loại tên?
Gồm 3 loại: Tên dành riêng; tên chuẩn và tên do người dùng đặt.
3. Thế nào là hằng? Thế nào là biến?
Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
1. Học kỹ nội dung trọng tâm của bài

2. Trả lời câu hỏi và bài tập 4 – 6 (trang 13_sgk)

3. Đọc thêm bài 2: Ngôn ngữ Pascal (trang 14-16_sgk)

4. Làm các bài tập 1.1 – 1.20 (trang 5-8_sách bài tập)

5. Chuẩn bị bài mới:
§3. Cấu trúc chương trình (trang 18_sgk)
DẶN DÒ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Vũ Hiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)