Bài 2. Các giới sinh vật

Chia sẻ bởi Trần Yên Sơn | Ngày 10/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Các giới sinh vật thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 2: CÁC GIỚI SINH VẬT ;
GIỚI KHỞI SINH
I. CÁC GIỚI SINH VẬT
1. Khái niệm về giới.
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
Việc phân chia sinh vật thành các giới tùy thuộc vào kiến thức hiểu biết qua các thời kỳ.
Vào thế kỷ XVIII, dựa trên tiêu chí về hình thái giải phẩu của các cơ quan bộ phận của cơ thể, Cac Linê – ông tổ của ngành phân loại học đã chia tất cả các sinh vật thành 2 giới là giới Thực vật và giới Động vật.
Thế kỷ XIX, khi phát hiện ra vi khuẩn, nấm, nguyên sinh ĐV  xếp vi khuẩn, tảo và nấm vào giới TV, nguyên sinh ĐV vào giới ĐV.
Đến thế kỷ XX, khi nghiên cứu sâu vào cấu tạo hiển vi và phương thức dinh dưỡng đã xếp sv thành 4 giới: Vi khuẩn (gồm vi khuẩn); Nấm; Thực vật (gồm tảo và thực vật); Động vật (gồm nguyên sinh ĐV và ĐV).
Từ năm 1969, hệ thống phân loại 5 giới do nhà sinh thái người Mỹ R.Whitaker đề xuất đã được công nhận rộng rãi

Giới Nguyên sinh
(Protista)
2. Hệ thống 5 giới
Bảng 2.1: Đặc điểm của sinh vật theo 5 giới
II. CÁC BẬC PHÂN LOẠI TRONG MỖI GIỚI
1. Các bậc chính trong thang phân loại từ thấp đến cao.
Loài  chi  họ  bộ  lớp  ngành  giới
2. Đặt tên loài
Theo nguyên tắc dùng tên kép (theo tiếng La Tinh và in nghiêng).
+ tên thứ nhất là tên chi: viết hoa
+ tên thứ 2 là tên loài: viết thường
Ví dụ: Loài người: Homo sapiens
Chi loài
VD1: Bảng 2.2: Vị trí loài người trong hệ thống phân loại
III. ĐA DẠNG SINH VẬT
Đa dạng sinh vật thể hiện rõ nhất là đa dạng loài. Đa dạng loài là mức độ phong phú về số lượng, thành phần loài.
Đa dạng sinh vật còn thể hiện ở đa dạng quần xã và đa dạng hệ sinh thái
Đa dạng sinh vật thể hiện rõ nhất là đa dạng loài:
Có khoảng 1,8 triệu loài, trong đó có khoảng:
100 nghìn loài nấm.
290 nghìn loài thực vật.
Trên 1 triệu loài động vật (theo N.A Campbell và J.B. Reece 2005).
Càng ngày, các nhà phân loại học càng phát hiện thêm nhiều loài mới và người ta ước tính có thể có đến 30 triệu loài sống trong sinh quyển.
Riêng ở Việt Nam, trong 10 năm gần đây các nhà sinh học đã phát hiện ra hàng chục loài mới.
Vi khuẩn
(Bacteria)
VSV cổ
(Archaea)
Nguyên sinh (Protista)
Thực vật (Plantae)
Nấm (Fungi)
Đ.vật (Animalia)
Tổ tiên chung
Sinh vật nhân thực (Eukarya)
Vi khuẩn
(Bacteria)
VSV cổ
(Archaea)
Giới
Lãnh
giới
Sơ đồ phân loại theo 3 lãnh giới
Vi khuẩn cổ hay cổ khuẩn là một nhóm các vi sinh vật đơn bào nhân sơ. Chúng không có nhân tế bào hay bất cứ bào quan nào trong tế bào chất, có lịch sử tiến hóa độc lập và nhiều bất đồng về sinh hóa với các dạng khác của sự sống hệ thống ba vực.
Vi khuẩn và vi khuẩn cổ khá tương đồng về hình dạng và kích thước
Vi khuẩn cổ khai thác các nguồn năng lượng đa dạng hơn nhiều so với sinh vật nhân chuẩn
Vi khuẩn cổ sinh sản vô tính và phân chia nhờ các hình thức phân đôi, phân mảnh hoặc nảy chồi; trái với vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn, không có loài nào của vi khuẩn cổ có bào tử.

Ban đầu, vi khuẩn cổ được biết như là những sinh vật ưa sống ở những môi trường khắc nghiệt, như suối nước nóng hay hồ mặn, nhưng sau đó chúng được tìm thấy ở nhiều môi trường khác nhau, bao gồm cả đất, các vùng lầy, và đặc biệt tập trung cao ở các đại dương. Các vi khuẩn cổ trong cộng đồng sinh vật phù du có thể là một trong những nhóm các sinh vật có số lượng đông đảo nhất trên Trái Đất.
Vi khuẩn cổ hiện nay được ghi nhận như một phần quan trọng của sự sống trên hành tinh và có thể đóng vai trò ở cả chu trình cacbon lẫn chu trình nitơ.
Một ví dụ là các loài sinh metan cư trú trong ruột người và động vật nhai lại, có số lượng lớn trợ giúp tốt cho tiêu hóa. Các vi khuẩn cổ sinh metan thường được ứng dụng trong sản xuất biogas và xử lý nước thải, và các enzyme từ các vi khuẩn cổ sống nơi khắc nghiệt, có thể chịu được nhiệt độ cao và các dung môi hữu cơ, được khai thác trong ngành công nghệ sinh học.
* Đặc điểm:
- Đại diện là vi khuẩn.
- Đặc điểm cấu tạo: tế bào nhân sơ, đơn bào.
- Sinh sống khắp nơi: đất, nước, không khí, ký sinh trên cơ thể sinh vật khác.
- Phương thức dinh dưỡng: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng.
1. Các bậc phân loại trong mỗi giới từ thấp đến cao là
A. loài  bộ  chi  họ  lớp  ngành  giới.
B. loài  họ  chi  bộ  lớp  ngành  giới.
C. loài  chi  họ  bộ  lớp  ngành  giới.
D. loài  chi  bộ  họ  lớp  ngành  giới.
2. Những giới sinh vật thuộc sinh vật nhân thực là
A. khởi sinh, nguyên sinh, thực vật, động vật.
B. nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
C. khởi sinh, nấm, thực vật, động vật.
D. khởi sinh, nấm, nguyên sinh, động vật.
3. Nhiều loài sinh vật thân thuộc tập hợp thành một
A. bộ.
B. chi.
C. họ.
D. ngành.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Yên Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)