Bài 2. Các giới sinh vật

Chia sẻ bởi Khang An | Ngày 10/05/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Các giới sinh vật thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Bài 5 : Giới Động Vật
Lớp 10T1
Bài 5 : Giới động vật
I. Đặc điểm chung về giới động vật
II. Các ngành của giới động vật
III. Đa dạng về giới động vật
IV. Vai trò của giới động vật
I. Đặc điểm chung
1.Đặc điểm về cấu tạo
- Giới Động vật gồm những sinh vật nhân thực, đa bào, cơ thể gồm nhiều tế bào phân hoá thành các mô, các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau.
- Đặc biệt là động vật có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh.
I. Đặc điểm chung
2.Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống
-Không có khả năng quang hợp, sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn nên di chuyển tích cực để tìm thức ăn.
I. Đặc điểm chung
2.Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống
-Có hệ thần kinh phát triển nên chúng có khả năng phản ứng nhanh, điều chỉnh được mọi hoạt động, thích ứng cao với môi trường.

II.Các ngành của giới động vật
-Động vật có nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào dạng trùng roi nguyên thủy .
-Giới Động vật đạt mức độ tiến hóa cao nhất trong giới sinh vật,phân bố khắp nơi và chiếm hơn một triệu loài.
II.Các ngành của giới động vật
II.Các ngành của giới động vật
a. Động vật không xương sống
II.Các ngành của giới động vật
Thân lỗ: là một ngành động vật đa bào nguyên thuỷ, có cấu trúc tế bào tách biệt và phần lớn là sinh sống ở biển. Cơ thể động vật có hình cốc gồm các tế động vật đa bào sớm nhất, phát triển từ các tập đoàn tế bào.
II.Các ngành của giới động vật
Ruột khoang: Chúng có các cơ quan, tổ chức mô rất đơn giản, chỉ với hai lớp tế bào, bên ngoài và bên trong.
II.Các ngành của giới động vật
Giun dẹp: Không có khoang cơ thể, cũng không có hệ tuần hoàn chuyên dụng hay cơ quan hô hấp, khiến chúng phải có cơ thể dẹp để dễ tiếp nhận oxy và chất dinh dưỡng qua khuếch tán, cùng với đó giác bám ở giun dẹp rất phát triển để bám chắc vào vật chủ tránh bị đẩy ra khỏi vật chủ.
II.Các ngành của giới động vật
Giun tròn: đã thích nghi hầu hết tất cả hệ sinh thái. Chúng chiếm 90% tất cả các dạng sống dưới đáy biển. hệ sinh thái. Nhiều dạng kí sinh của chúng gây ra các bệnh ở hầu hết thực vật và động vật (bao gồm cả con người )
II.Các ngành của giới động vật
Giun đốt: là một ngành lớn gốm các loài động vật cơ thể phân đốt, với khoảng 15.000 loài. Bắt gặp chủ yếu ở những môi trường ẩm ướt bao gồm môi trường đất, môi trường nước ngọt và đặc biệt là ở đại dương.Gồm có sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
II.Các ngành của giới động vật
Thân mềm: là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi.
II.Các ngành của giới động vật
Chân khớp: là những động vật không có xương sống, có một bộ xương ngoài (bộ xương vĩnh viễn), một cơ thể chia đốt và những đốt phụ.Chúng chiếm hơn 80% tất cả các loài động vật còn sống đã được biết đến.
II.Các ngành của giới động vật
Da gai: là một ngành động vật biển, chúng sống ở nhiều độ sâu khác nhau từ đới gian triều đến đới biển sâu.Ngành này bao gồm khoảng 7.000 loài còn sống, là ngành lớn thứ 2 trong các động vật miệng thứ sinh sau nhóm động vật có dây sống.
II.Các ngành của giới động vật
b. Động vật có xương sống (chỉ có 1 ngành được phân chia thành các lớp )
II.Các ngành của giới động vật
Nửa dây sống: là một ngành chứa các động vật miệng thứ sinh giống như giun, sống trong lòng đại dương, nói chung được coi là nhóm có quan hệ họ hàng với động vật da gai.
II.Các ngành của giới động vật
Cá miệng tròn: là một nhóm hiện nay được coi là đa ngành, trước đây được dùng như là một lớp để chỉ các dạng cá không hàm ngày nay còn sinh tồn, bao gồm các loài cá mút đá và cá mút đá myxin.
II.Các ngành của giới động vật
Cá sụn: là một nhóm cá có hàm với các vây tạo thành cặp, các cặp lỗ mũi, vảy, tim hai ngăn và bộ xương hợp thành từ chất sụn chứ không phải xương.
II.Các ngành của giới động vật
Cá xương: Cá xương được đặc trưng bởi kiểu xương sọ khá ổn định, các răng có chân răng, chỗ bám trung bình của các cơ thuộc hàm dưới.
II.Các ngành của giới động vật
Lưỡng cư: là một lớp động vật có xương sống máu lạnh , chúng không thể duy trì thân nhiệt qua các quá trình nội sinh lý.
II.Các ngành của giới động vật
Chim : là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân, có mỏ, đẻ trứng, có cánh, có lông vũ và biết bay (phần lớn).
II.Các ngành của giới động vật
Thú: là một nhánh động vật được phân biệt với chim bởi sự xuất hiện của lông mao, ba xương tai giữa, tuyến vú và vỏ não mới .Não bộ điều chỉnh thân nhiệt và hệ tuần hoàn.
III.Đa dạng giới động vật
Số lượng loài rất lớn: trên một triệu loài.
III.Đa dạng giới động vật
Kích thước, cấu tạo rất đa dạng( cùng hay khác loài)
III.Đa dạng giới động vật
Cấu tạo cơ thể thích nghi với mọi môi trường sống khác nhau.
IV. Vai trò của giới động vật
a. Mặt tích cực
Trong tự nhiên: là thành phần chủ yếu của chuỗi và lưới thức ăn, tham gia vào các chu trình sinh địa hóa .
Trong đời sống: là nguồn dược phẩm, thực phẩm, … cho con người.
IV. Vai trò của giới động vật
IV. Vai trò của giới động vật
IV. Vai trò của giới động vật
b. Mặt tiêu cực
Các loài giun kí sinh vào cơ thể con người.
Một số loài có chất độc mạnh có thể gây chết người.
Một số loài phát triển quá nhanh làm mất an toàn sinh thái
IV. Vai trò của giới động vật
IV. Vai trò của giới động vật
**Thực trạng hiện nay
Nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng do săn bắt quá mức
Cần sự bảo vệ đến từ con người
IV. Vai trò của giới động vật
Gấu trúc
Tê giác
Tê tê
Chồn chân đen
IV. Vai trò của giới động vật
**Một số biện pháp

Hệ thống kiến thức

Giới Động vật gồm những sinh vật nhân thực, đa bào, cơ thể gồm nhiều tế bào phân hoá thành các mô, các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau
Gồm 2 ngành : Động vật không xương sống và Động vật có xương sống
Giới động vật rất phong phú và đa dạng về cá thể, về loài và có vai trò quan trọng đối với tự nhiên cũng như đời sống con người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khang An
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)