Bài 2. Các giới sinh vật
Chia sẻ bởi Phượng Nguyễn |
Ngày 10/05/2019 |
73
Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Các giới sinh vật thuộc Sinh học 10
Nội dung tài liệu:
Bài 2:
CÁC GIỚI SINH VẬT
KHÁI NIỆM GIỚI
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
Sơ đồ hệ thống 5 giới sinh vật
Tế bào nhân thực
Tế bào nhân sơ
Giới Khởi sinh (Monera)
Gồm những loài vi khuẩn là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi (từ 1-3μm) cấu tạo bởi các tế bào nhân sơ, là những sinh vật cổ sơ nhất xuất hiện khoảng 3,5 tỷ năm trước đây.
Vd: vi khuẩn lam, vi sinh vật cổ,…
Chúng sống khắp nơi, trong đất, nước, không khí,…
Phương thức dinh dưỡng rất đa dạng: hoá tự dưỡng, hoá dị dưỡng, quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.
VI KHUẨN LAM(Cyanobacteria)
-Nơi sống: cộng sinh (ở bèo hoa dâu)
-Cấu tạo: nhân sơ, kích thước nhỏ
-Đặc điểm dinh dưỡng: tự dưỡng quang hợp
VI KHUẨN CỔ(Archaea)
-Nơi sống: Môi trường có điều kiện khắc nghiệt
-Cấu tạo:Nhân sơ, kích thước nhỏ (vách không có peptidoglican, màng tế bào có lipit khác thường)
-Đặc điểm dinh dưỡng: Dị dưỡng, tự dưỡng
Giới Nguyên sinh (Protista)
-Sinh vật nguyên sinh hay Nguyên sinh vật là một nhóm vi sinh vật nhân thực có kích thước hiển vi, cơ thể đơn bào hay đa bào.
Vd: tảo, nấm nhầy, thực vật nguyên sinh, động vật nguyên sinh,…
-Phương thức dinh dưỡng đa dạng: dị dưỡng, tự dưỡng quang hợp, dị dưỡng hoại sinh.
-Lợi ích: làm thức ăn cho các động vật nhỏ, giúp nhận biết sự thay dổi môi trường nước,…
-Tác hại: trùng sốt rét gây ra bệnh sốt rét, kiết lị gây ra bệnh kiết lị,…
TẢO (Algae)
-Nơi sống: môi trường nước
-Cấu tạo: đơn bào hoặc đa bào,có thành xenlulozơ,có lục lạp
-Đặc điểm dinh dưỡng: tự dưỡng
-Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc(tảo tiểu cầu, rau câu,...) Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm,...
-Tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm những động vật dưới nước bị chết; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh.
NẤM NHẦY
(Myxomycetes và Acrasiomycetes)
-Cấu tạo: cơ thể tồn tại ở 2 pha đơn bào và hợp bào (với khối chất nguyên sinh nhầy chứa nhiều nhân), không có lục lạp
-Phương thức sinh sống: dị dưỡng, sống hoại sinh.
-Tuy không có não hay hệ thần kinh nhưng lại có thể di chuyển rất thông minh nhờ bộ nhớ đặc biệt.
ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH (Protozoa).
-Cấu tạo: đơn bào, không có thành xenlulôzơ, không có lục lạp
-Đặc điểm dinh dưỡng: dị dưỡng hoặc tự dưỡng, vận động bằng lông hoặc roi
-Vai trò:
+Làm thức ăn cho động vật nhỏ
+Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
+Có ý nghĩa về mặt địa chất.
-Tác hại:
+Gây bệnh ở người và động vật
XIN CẢM ƠN!
CÁC GIỚI SINH VẬT
KHÁI NIỆM GIỚI
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
Sơ đồ hệ thống 5 giới sinh vật
Tế bào nhân thực
Tế bào nhân sơ
Giới Khởi sinh (Monera)
Gồm những loài vi khuẩn là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi (từ 1-3μm) cấu tạo bởi các tế bào nhân sơ, là những sinh vật cổ sơ nhất xuất hiện khoảng 3,5 tỷ năm trước đây.
Vd: vi khuẩn lam, vi sinh vật cổ,…
Chúng sống khắp nơi, trong đất, nước, không khí,…
Phương thức dinh dưỡng rất đa dạng: hoá tự dưỡng, hoá dị dưỡng, quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.
VI KHUẨN LAM(Cyanobacteria)
-Nơi sống: cộng sinh (ở bèo hoa dâu)
-Cấu tạo: nhân sơ, kích thước nhỏ
-Đặc điểm dinh dưỡng: tự dưỡng quang hợp
VI KHUẨN CỔ(Archaea)
-Nơi sống: Môi trường có điều kiện khắc nghiệt
-Cấu tạo:Nhân sơ, kích thước nhỏ (vách không có peptidoglican, màng tế bào có lipit khác thường)
-Đặc điểm dinh dưỡng: Dị dưỡng, tự dưỡng
Giới Nguyên sinh (Protista)
-Sinh vật nguyên sinh hay Nguyên sinh vật là một nhóm vi sinh vật nhân thực có kích thước hiển vi, cơ thể đơn bào hay đa bào.
Vd: tảo, nấm nhầy, thực vật nguyên sinh, động vật nguyên sinh,…
-Phương thức dinh dưỡng đa dạng: dị dưỡng, tự dưỡng quang hợp, dị dưỡng hoại sinh.
-Lợi ích: làm thức ăn cho các động vật nhỏ, giúp nhận biết sự thay dổi môi trường nước,…
-Tác hại: trùng sốt rét gây ra bệnh sốt rét, kiết lị gây ra bệnh kiết lị,…
TẢO (Algae)
-Nơi sống: môi trường nước
-Cấu tạo: đơn bào hoặc đa bào,có thành xenlulozơ,có lục lạp
-Đặc điểm dinh dưỡng: tự dưỡng
-Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc(tảo tiểu cầu, rau câu,...) Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm,...
-Tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm những động vật dưới nước bị chết; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh.
NẤM NHẦY
(Myxomycetes và Acrasiomycetes)
-Cấu tạo: cơ thể tồn tại ở 2 pha đơn bào và hợp bào (với khối chất nguyên sinh nhầy chứa nhiều nhân), không có lục lạp
-Phương thức sinh sống: dị dưỡng, sống hoại sinh.
-Tuy không có não hay hệ thần kinh nhưng lại có thể di chuyển rất thông minh nhờ bộ nhớ đặc biệt.
ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH (Protozoa).
-Cấu tạo: đơn bào, không có thành xenlulôzơ, không có lục lạp
-Đặc điểm dinh dưỡng: dị dưỡng hoặc tự dưỡng, vận động bằng lông hoặc roi
-Vai trò:
+Làm thức ăn cho động vật nhỏ
+Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
+Có ý nghĩa về mặt địa chất.
-Tác hại:
+Gây bệnh ở người và động vật
XIN CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phượng Nguyễn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)