Bài 2. Các giới sinh vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Bích Ngọc | Ngày 10/05/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Các giới sinh vật thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Thực hiện và trình bày : Thành viên tổ 2
Lớp : 10A4
SỰ ĐA DẠNG
CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống
SỰ ĐA DẠNG CỦA THẾ GIỚI SỐNG
- Thế giới sinh vật tổ chức vô cùng chặt chẽ.
- Tế bào là đơn vị cơ bản của thế giới sống.
Cấp độ tổ chức cơ bản : tế bào , cơ thể ,
quần thể , quần xã và hệ sinh thái.
Cấp độ tổ chức trung gian : mô, cơ quan ,
hệ cơ quan
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG
Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
Hệ thống mở và tự điều chỉnh
Thế giới sống liên tục tiến hóa
Ví dụ về sự tiến hóa của con người
III – GIỚI VÀ HÊ THỐNG PHÂN LOẠI 5 GIỚI
1.Khái niệm giới (Regnum)
- Là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung đặc điểm nhất định
2. Hệ thống phân loại 5 giới
- Do Whittaker và Margulis
đề xuất năm 1958

- Đó là các giới:
Khởi sinh (Monera),
Nguyên sinh (Protista),
Nấm (Fungi),
Thực vật (Plantae ),
Động vật (Animalia).

SƠ ĐỒ HÊ THỐNG 5 GIỚI SINH VẬT
IV. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỖI GIỚI
Giới khởi sinh ( Monera )
Gồm những sinh vật nhân sơ,
kích thước nhỏ 1 – 5 μm (micrômet).
Môi trường sống: trong đất, nước,
không khí, trên cơ thể sinh vật khác.
Phương thức sống: hoại sinh, kí sinh,
một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu
cơ.
Đại diện: vi khuẩn, vi sinh vật cổ
(sống ở 00C – 1000C, độ muối 25%).
Cấu tạo giới khởi sinh
1 số vi khuẩn
Vi khuẩn V.cholerae gây bệnh tả
Vi khuẩn có lợi Bifidus hỗ trợ
hệ tiêu hóa của trẻ
Vi khuẩn cổ
2. Giới nguyên sinh (Protista)

Đặc điểm : Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, một số loài có diệp lục.

Sống dị dưỡng (hoại sinh), hoặc tự dưỡng.

Đại diện: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên
sinh (trùng đế giày, trùng biến hình).
Nấm Nhầy
Tảo
NGUYÊN SINH
ĐVNS
3. GIỚI NẤM (Fungi)
Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn
bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi,
thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi.
- Sống dị dưỡng: kí sinh, hoại sinh hoặc cộng sinh.
- Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.
Nấm men
Nấm sợi
Nấm đảm
Một số hình ảnh nấm khác
Có thể bạn chưa biết :
Một số công dụng của nấm linh chi
4. Giới thực vật ( Plantae )
- Giới Thực vật gồm các ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín
- Đặc điểm: đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp, sống tự dưỡng, có thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ.
- Vai trò: cung cấp thức ăn cho giới động vật, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, sụt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm, cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.
Rêu
Quyết
THỰC VẬT
Hạt trần
Hạt kín
Vậy tế bào nhân thực giống và khác tế bào nhân sơ ở điểm nào?
Giống nhau
Đều là tế bào nhân trong cơ thể
Khác nhau
5. Giới động vật ( Animalia )
- Đặc điểm: đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh, cơ thể có cấu trúc phức tạp, chuyên hóa cao.
- Vai trò: góp phần làm cân bằng hệ sinh thái, cung cấp thức ăn, nguyên liệu… cho con người…
Sơ đồ phát sinh giới động vật
Một số hình ảnh về sự đa dạng của giới động vật
- Hàng năm vào ngày 3/3, ngày Thế giới bảo vệ động vật hoang dã được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức của mọi người về các loài động vật và thực vật hoang dã của thế giới.
Nên nhớ :
+ Giết thú rừng là hủy hoại môi trường
+ Bảo vệ thiên nhiên là cứu sống muôn loài
+ Cứu lấy muôn loài là cứu sống chính bạn
+ Hãy sống và bảo vệ thú rừng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bích Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)