Bài 2. Ấn Độ

Chia sẻ bởi Ngô Huyền Trang | Ngày 10/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Ấn Độ thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Ấn Độ

Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (1918 - 1947)
Cao trào cách mạng sau chiến tranh và phong trào bất hợp tác lần thứ nhất (1918 - 1922)
- Sau chiến tranh mâu thuẫn xã hội trở nên căng thẳng. Thực dân Anh thực hiện chính sách hai mặt:
Thực hiện một số cải cách nhỏ giọt mở rộng quyền chính trị cho người ấn.
Củng cố bộ máy đàn áp.
- 3/1919 Đạo luật Râulét được ban bố
Bùng nổ cao trào chống thực dân Anh
- Phong trào đấu tranh giải Phóng dân tộc của ấn độ đặt dưới sự lãnh đạo của đảng quốc đại. Tiêu biểu là sự xuất hiện của M. Găngđi.
1920 Đảng Quốc đại chính thức thông qua chủ trương bất bạo động và bất hợp tác của Găngđi => phong trào được quần chúng nhân dân ủng hộ.
Trước tình hình đó chính quyền thực dân tăng cường chính sách đàn áp, khủng bố.
3/1922 Găngđi bị chính quyền thực dân bắt. Phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống.
M. Gangdi
2. Thời kì thoái trào và sự phân hoá trong đảng quốc đại (1923 - 1929).
- Thời kì thoái trào bắt đầu từ việc chấm dứt phong trào bất hợp tác lần thứ nhất.
- Uy tín của đảng quốc đại bị giảm sút rõ rệt. Chính quyền thực dân tăng cường chính sách kinh tế, chính trị nhằm phản công lại phong trào dân tộc ở ấn độ.
Trong bối cảnh đó đảng Quốc đại rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề, nội bộ có sự phân hoá thành:

hai phái
Phái Giăngđi
Phái gồm các thủ lĩnh M.Nêru, ch.Đatsơ.
Trong thập niên 20 giai cấp công nhân và nông dân hoạt động khá sôi nổi nhiều tổ cộng sản được thành lập ở các thành phố như Bom Bay, Cancútta, Laho tuy nhiên gặp phải sự trở ngại do những thủ đoạn đàn áp phá hoại của thực dân anh. Nhưng với sự nỗ lực của những người cộng sản thì tháng 12/1925 Đảng Cộng Sản ấn Độ (cpi) được thành lập.
3. Phong trào bất hợp tác lần hai và lần ba.
- 12/1929 Đại hội Đảng Quốc Đại ở Laho quyết định tiến hành chiến dịch bất hợp tác lần hai. Do Jaohaclan Nêru lãnh đạo.
- Phong trào được bắt đầu từ "cuộc tiến quân muối ăn" do Găngđi khởi xướng năm 1930 => phong trào đã phá vỡ được giới hạn bất bạo động và chuyển thành đấu tranh vũ trang ở nhiều nơi.
Trước tình hình đó chính quyền anh thực hiện chính sách trấn áp khủng bố mua chuộc chia rẽ hàng ngũ cách mạng.
- 12/1931 Găng Đi kêu gọi thực hiện chiến dịch bất hợp tác lần ba -> Thực dân Anh ban bố hàng loạt chính sách khủng bố tiến hành bắt toàn bộ dại biểu của đảng quốc đại đang dự khoá họp ở Đêli, trong đó có Găngđi. Đảng Quốc Đại lại một lần nữa bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Do bị dàn áp tàn khốc và sự suy yếu của phong trào Găngđi tuyên bố chấm dứt chiến tranh bất hợp tác. Cách mạng ấn Độ bước vào giai đoạn thoái trào.
- Đến giữa những năm 30, Đảng Quốc Đại dần dần củng cố và tăng cường các hoạt động nhằm tập hợp lực lượng để đưa phong trào giải phóng dân tộc lên cao.
4. ấn Độ trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai
(1939 - 1945)
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Anh tuyên chiến với Đức và lôi kéo ấn Độ tham chiến khi chưa được sự đồng ý của nhân dân ấn Độ. bất bình trước hành động đó phong trào phản đối chiến tranh diễn ra mạnh mẽ ở Bombay, Canpua, Patma, Giaria.và nhiều ttrung tâm công nghiệp khác.
- 1942 hoạt động của đảng quốc đại chính thức bị cấm.
- Những năm cuối của chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh tiếp tục diễn ra mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của ĐCS ấn Độ.
5. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thắng lợi
(1945 - 1947)
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc lên cao mạnh mẽ.
+ 19/2/1946 2 vạn thuỷ binh trên 20 chiến hạm ở cảng Bombay đã khởi nghĩa. Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của thủy quân 20 vạn công nhân, sinh viên, hoc sinh và đông đảo nhân dân Bom bay đã bãi khoá bãi thị.
+ Cuộc nổi dậy vũ trang của binh lính có sự tham gia tích cực của những người cộng sản đã làm lung lay nền thống trị của thực dân anh và bộ phận lãnh đạo của các chính đảng lớn ở ấn độ lo lắng.
Hình ảnh binh lính Bombay biểu tình
- đầu 1947 cao trào bãi công của công nhân đã nổ ra ở nhiều thành phố lớn, như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Cancutta (2/1947)
Với quy mô rộng lớn của phong trào cách mạng buộc đế quốc Anh không thể tiếp tục thống trị ấn độ theo hình thức thực dân kiểu cũ được nữa, do dó dã thương lượng với hai đảng quốc đại và liên đoàn hồi giáo chia ấn độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở tôn giáo.
+ ấn độ của những người theo ấn độ giáo.
+ Pakixtan của những người theo hồi giáo.
Việc chia cắt ấn độ thành hai quốc gia tự trị đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
Không thoả mãn với quy chế tự trị, đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân ấn độ đấu tranh đòi thực dân anh phải trao trả độc lập hoàn toàn cho ấn độ. Trước sức ép đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ?n độ thực dân anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của ấn độ.
- Ngày 26/1/1950, ấn độ tuyên bố thành lập và nước cộng hoà ấn độ chính thức thành lập.
II. ấn độ trên con đường xây dựng và phát triển đất nước
(từ 1947 đến nay)
ấn Độ trong những năm 1950 - 1965.
Sau khi giành được độc lập về chính trị, ấn Độ bước vào thực hiện những cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá nhằm xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, thủ tiêu tàn tích xã hội cũ để xây dựng xã hội vững mạnh, phồn vinh.
kinh tế
* Nông nghiệp:
- Cải cách ruộng đất 1947 - 1954 là bước quan trọng đầu tiên trong chính sách kinh tế của ấn Độ.

* Công nghiệp:
Đạt được những thành tựu đáng kể:
- Năm 1937 - 1947 công nghiệp hàng năm chỉ tăng 0,6 % thì đến năm 1951 - 1965 qua kế hoăch 5 năm được thục hiện qua 3 đợt, sản lượng công nghiệp tăng lên gấp nhiều lần:

Lần 1: mức tăng là 6,5 %
Lần 2: Là 7, 3%
Lần 3: 4,7 %


b. xã hội.
Đầu những năm 70, những tàn tích phong kiến ngự trị hàng nghìn năm ở ấn độ đã bị thủ tiêu về cơ bản.
- Ban hành một số đạo luật về nông nghiệp, trong đó quan trọng nhất là " luật sở hữu tối đa".
2. ấn Độ từ năm 1965 đến nay.
* Chính trị:
- Sau khi J. Nêru qua đời( 27/5/1964) đất nước ấn Độ rơi vào tình trạng bất ổn định, kinh tế, xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng gay gắt.
- Ngày 19 / 1/ 1966 Sau khi Thủ tướng L. B. Saxtri người kế nhiệm J. Nêru qua đời Indira Ganđi ( con gái của cố thủ tướng Nêru) trở thành thủ tuớng thứ 3 của ấn Độ.
- Ngày 31/ 10/ 1984 Ganđi bị ám sát bởi các thế lực phản động. Sau khi bà qua đời con trai là Ragip Găngđi trở thành thủ tướng mới của ấn Độ
- Tháng 5/ 1991 Găngđi bị ám sát, sự kiện này đã chấm dứt hơn nửa thế kỉ hoạt động của đảng Quốc Đại.
* Kinh tế:
Nạn thiếu lương thực trầm trọng và kéo dài.
+ Những năm 1965 -1966 những mâu thuẫn nan giải trong phát triển kinh tế ngày càng tăng. Do nhịp độ tích luỹ thấp, sức mua của nội địa eo hẹp, nguồn vốn đầu tư thiếu hụt.

+ Việc tăng thuế và tăng giá các mặt hàng cùng với các khó khăn về lương thực đã đưa nền kinh tế xuống dốc và trì trệ.
+ Tháng 6/ 1991 , Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Naraximha Rao đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử và thành lập chính phủ của trung ương.
+ Năm 1999, đảng nhân dân ấn độ đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội, trở thành lực lượng đứng đầu trong liên minh dân tộc dân chủ (NDA).
. Tuy nhiên với những chính sách nhằm khôi phục và phát triển thì kinh tế cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.
- trong nông nghiệp:
+ Thông qua cuộc "cách mạng xanh" ấn độ trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ ba trên thế giới.
+ Năm 1952 sản lượng gạo từ 56 triệu tấn đến năm 2000 tăng lên 208 triệu tấn.
+ Sau đó là cuộc "cách mạng trắng" làm cho tổng sản lượng sữa của ấn độ tăng từ 17 triệu tấn lên 81 triệu tấn từ 1951-2000 ấn độ trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng sữa.
* trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật:
ấn độ dứng thứ 3 trên thế giới (sau Mĩ, Nga) về đội ngũ các nhà kkhoa học được đào tạo trong nước.
?n Dộ trở thành một trong những siêu cường phần mềm thế giới, ngoà ra con đạt được những thành tựu ttrong một số lĩnh vực như năng lượng hạt nhân, trinh phục vũ trụ.
* trong lĩnh vực văn hoá giáo dục:
- có những bước tiến to lớn như:mở rộng hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học và sau đại học.an đọ có 100 trường đại học,3000 trường cao đẳng.
- Các lĩnh vực y tế ,đời sống văv hoá, tinh thần đều đạt được những bước đáng kể,làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đất nước.
- Trong công nghiệp: ?n Dộ xếp thứ 10 trong sản xuất công nghiệp toàn thế giới.
* Xã hội:
- Từ năm (1965 -1966) đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Mâu thuẫn xã hội ngày càng ngay gắt làm giảm sút lòng tin vào chính quyền và đảng Quốc Đại.

- Đến năm 1991 xã hội ấn độ đi vào ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.
*Về đối ngoại:
- ?n Dộ trước sau luôn theo đuổi chính sách hoà bình, trung lập tích cực,luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống lại chủ nghĩa đế quốc,chủ nghĩa thực dân.
- Kết thúc chiến tranh lạnh chính sách đối ngoại được đẩy mạnh theo hướng "đa dạng hoá" quan hệ.
Bước sang thế kỉ xxI, ấn độ đang phải đối mặt với những thách thức lớn như: tình trạng khủng bố qua biên giới , các cuộc xung đột tôn giáo trong nước, nạn thất nghiệp.
Hiện nay, chính phủ ấn độ đang hướng tới mục tiêu đưa đất nước có dân số lớn thứ 2 trên thế giới (với hơn 1 tỉ dân ) phát triển nhanh, đẩy lùi nghèo đói, thất nghiệp và trở thành một nước phát triển vào năm 2020.

xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Huyền Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)