Bài 2. Ấn Độ

Chia sẻ bởi Trần Đình Huy | Ngày 10/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Ấn Độ thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ LỚP 11

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)
Bước 1: Xác định tên chuyên đề

Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Bước 2: Xác định nội dung chuyên đề.
Chuyên đề này gồm 2 nội dung chính, cụ thể:
1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động
Lãnh đạo phong trào Đông Du là Phan Bội Châu
Mục tiêu: Xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, có kinh tế phát triển, chính trị tiến bộ
Chủ trương: giành độc lập bằng phương pháp bạo động, nhưng với cách thức tổ chức, huy động lực lượng khác trước (so sánh với chủ trương cứu nước trước đó)
Hoạt động:
+ Năm 1904 Phan Bội Châu sáng lập Hội Duy Tân, với mục tiêu chống Pháp giành độc lập, xây dựng chính thể quân chủ lập hiến. Lúc đầu Hội chủ trương cầu viện Nhật Bản nhưng đã nhanh chóng chuyển sang “ cầu học”, tổ chức phong trào Đông du.
+ Từ tháng 8/1908, theo thỏa thuận với thực dân Pháp, chính phủ Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước. Phong trào Đông du tan rã.
+ Dưới ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi, tháng 6/1912 tại Quảng Châu, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam quang phục hội nhằm đánh Pháp, khôi phục nền độc lập của Việt Nam, thành lập Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam
+ Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị bắt
Trao đổi, nêu nhận xét về xu hướng hoạt động của Phan Bội Châu
2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách
Chủ trương:
+ Khác với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chủ trương thiết lập dân chủ, dân quyền, thông qua con đường cải cách để tiến tới độc lập. Ông muốn dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến hủ bại, vận động nhân dân tự lực khai hóa
+ Năm 1906, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì.
- Hoạt động:
+ Hình thức: mở trường, diễn thuyết các vấn đề xã hội, cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn, mặc quần áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp
+ Cuộc vận động chuyển thành phong trào chống thuế 1908 ở Trung Kì. Phong trào bị thực dân Pháp đàn áp, Phan Châu Trinh bị bắt
Nhận xét về xu hướng, hoạt động của Phan Châu Trinh
 
Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được chủ trương và hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Từ đó rút ra nhận xét và so sánh về xu hướng cứu nước của hai ông.
2. Kỹ năng:
- Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét rút ra bài học lịch sử; kĩ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm được bài học.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc; bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới để có thể đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi
4. Năng lực:
- Tự học, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ giao tiếp, tư duy sáng tạo, hợp tác, lập bảng so sánh, tích hợp liên môn; xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện lịch sử, phân tích, nhận xét, đánh giá thể hiện thái độ, cảm xúc, hành vi
Bước 4: Tổ chức dạy học theo chuyên đề (giáo án)
- Xác định mục tiêu dạy học.
- Lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học theo chuyên đề.
- Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Tiến trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh.
Cụ thể:
I. Mục tiêu dạy học đã xác định ở bước 3.
II. Lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học:
- Dạy học nhóm;
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề;
- Phương pháp trình bày miệng (thuyết trình)
- Sủ dụng đồ dùng trực quan;
- Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật động não, kỹ thuật trình bày;
- Dạy học liên môn;
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên: Kế hoach dạy học, máy chiếu, tranh ảnh, tư liệu tham khảo.
b. Học sinh: Sưu tầm tư liệu có liên quan đến bài học: thơ, văn, tranh ảnh…
IV. Tiến trình dạy học theo chuyên đề thực hiện (chuỗi các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu trên)
GV cho HS quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi ( kiểm tra bài cũ)
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
2.Các hoạt động học tập
HĐ 1: Tìm hiểu về Phan Bội châu và xu hướng bạo động
HĐ cá nhân:
GV cho HS quan sát tranh về Phan Bội Châu, bài thơ ‘Lưu biệt khi xuất dương’ và trả lời câu hỏi: Em có hiểu biết gì về tiểu sử của PBC?
Lưu biệt khi xuất dương
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai ?
Non sông đã mất, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
 
 
Phan Bội Châu (1867- 1940)
HĐ cá nhân- cặp đôi
a. Chủ trương
HS đọc tư liệu SGK và trả lời câu hỏi: Nêu chủ trương cứu nước của PBC?
HS trả lời, GV nhận xét chốt ý
GV giao tiếp nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Vì sao PBC đề ra chủ trương đó?
HS trả lời, GV nhận xét chốt ý

b. Hoạt động
HĐ cá nhân:
GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ: HS đọc tư liệu SGK và hoàn thành bảng niên biểu hoạt động của PBC từ năm 1902 đến năm 1913?
HĐ cặp đôi:
GV giao nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
- Vì sao PBC lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để giành độc lập?
- Vì sao phong trào Đông du thất bại?
- Vì sao năm 1912 PBC lại tuyên bố giải tán Hội Duy tân, thành lập Việt Nam quang phục hội?
HS thảo luận và trả lời:
GV nhận xét, chốt ý:
HĐ nhóm:

GV chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
- Em có nhận xét gì về xu hướng, hoạt động của PBC?
Đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chốt ý:
2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách
GV cho HS quan sát tranh về PCT và trả lời câu hỏi: Em có hiểu biết gì về tiểu sử của PCT?
Phan Châu Trinh
(1872- 1926)
HĐ cá nhân- cặp đôi:

a. Chủ trương
HS đọc tư liệu SGK và trả lời câu hỏi: Nêu chủ trương cứu nước của PCT ? Vì sao PCT đề ra chủ trương đó?
HS trả lời
GV nhận xét chốt ý
HĐ cá nhân- nhóm:
GV cho HS đọc tư liệu trong SGK và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung của cuộc vận động Duy tân của PCT?
HS trả lời
GV nhận xét chốt ý
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận: Em có nhận xét gì về xu hướng, hoạt động cứu nước của PCT?
HS thảo luận trả lời
GV nhận xét chốt ý
3. Củng cố bài:
HĐ nhóm:
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận:
- So sánh chủ trương cứu nước, giải phóng dân tộc giữa 2 xu hướng bạo động của PBC và cải cách của PCT?
- Từ sự thất bại của 2 xu hướng cứu nước, em rút ra được bài học gì cho công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay?
Bước 5. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập trong chủ đề:



Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Nêu chủ trương cứu nước của PBC? Vì sao PBC đề ra chủ trương đó?
Đáp án:
Chủ trương:
- Dùng bạo lực để giành độc lập (vận động quần chúng trong nước, cầu viện Nhật Bản)
Vì:
- Do truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc
- Độc lập dân tộc để xây dựng đất nước phú cường
Câu 2: Lập bảng niên biểu về hoạt động của PBC từ năm 1902 đến năm 1913?
Câu 3: Vì sao PBC lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để giành độc lập?
Đáp án:
- Nhật Bản tiến hành duy tân thành công → trở thành 1 đế quốc hùng mạnh ở Châu Á
- Là 1 quốc gia đồng văn, đồng chủng, đồng châu với Việt Nam
- Đánh thắng Nga trong cuộc chiến tranh Nga- Nhật
Câu 4: Vì sao phong trào Đông Du thất bại?

Đáp án:
- Pháp - Nhật cấu kết với nhau
- Do tư tưởng cầu viện không phù hợp ( không thể dựa vào đế quốc để đánh đế quốc)
Câu 5: Vì sao năm 1912, PBC tuyên bố giải tán Hội Duy tân, thành lập Hội Việt Nam quang phục hội?
Đáp án:
- Phong trào Đông Du thất bại
- Do ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi
Câu 6: Em có nhận xét gì về xu hướng, hoạt động của PBC?

Đáp án:
- Xu hướng cứu nước của PBC là xu hướng bạo động theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- Hoạt động:
+ Phát động phong trào yêu nước, thành lập ra các tổ chức chính trị yêu nước
+ Tìm lực lượng đồng minh để đánh Pháp
+ Con đường cứu nước của PBC bị thất bại
Câu 7: Nêu chủ trương cứu nước của PCT? Vì sao PCT đề ra chủ trương đó?
Đáp án:
- Chủ trương: Cứu nước bằng biện pháp cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền, tiến tới độc lập
- Vì:
+ Chế độ vua quan, phong kiến nước ta cổ hủ, lạc hậu→ đất nước thấp kém, nghèo khổ
+ Có nhiều cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân chống Pháp nhưng thất bại
+ Ảnh hưởng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản
Câu 8: Nêu nội dung của cuộc vận động Duy Tân?
Đáp án:
+ Hình thức: mở trường, diễn thuyết các vấn đề xã hội, cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn, mặc quần áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp
+ Cuộc vận động chuyển thành phong trào chống thuế 1908 ở Trung Kì. Phong trào bị thực dân Pháp đàn áp, Phan Châu Trinh bị bắt
Câu 9: Nhận xét về xu hướng, hoạt động của PCT?
Đáp án:
- Xu hướng: cứu nước bằng biện pháp cải cách
- Hoạt động:
+ Là cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
+ Thức tỉnh lòng yêu nước
+ Mở ra 1 khuynh hướng cứu nước mới cho dân tộc
+ Con đường cứu nước của PCT bị thất bại
Câu 10: So sánh về xu hướng cứu nước của PBC và PCT ?
a. Giống nhau
- Đều theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- Đều nhằm mục đích giành độc lập
- Thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân
- Đều thất bại
b. Khác nhau:
Câu 11: Từ sự thất bại của 2 xu hướng cứu nước trên, em có rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Đáp án:
- Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc
- Xây dựng tư tưởng, nhận thức đúng đắn
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế....
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đình Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)